Áp xe thận: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận hay tại thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận ở người mắc bệnh tiểu đường.

1. Nguyên nhân gây áp xe thận

NỘI DUNG::

1. Nguyên nhân gây áp xe thận

2. Dấu hiệu áp xe thận

3. Áp xe thận có lây không?

4. Cách phòng áp xe thận

5. Cách điều trị áp xe thận

Có nhiều nguyên nhân gây áp xe thận trong đó thường gặp là:

Do nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang, niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận.

Sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản, thận dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận.

Do viêm thận - bể thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận, nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận.

Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc, vi khuẩn lan vào máu sau đó theo đường máu vào mô thận gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận.
Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma có thể quan sát thấy sau ghép thận.
Áp xe thận đôi khi có thể hình thành do nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể. Áp xe trên da và lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến áp xe thận.

2. Dấu hiệu áp xe thận:

Người bệnh áp xe thận thấy đau nhiều ở hố thắt lưng, như một bệnh cảnh của viêm thận – bể thận cấp.

Người bệnh áp xe thận thấy đau nhiều ở hố thắt lưng, như một bệnh cảnh của viêm thận – bể thận cấp.

Các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây là thường gặp nhất đối với người mắc bệnh áp xe thận, gồm:

Có hội chứng nhiễm khuẩn rõ rệt như sốt cao, rét run, ớn lạnh, mạch nhanh.

Kèm theo người bệnh thấy đau nhiều ở hố thắt lưng, như một bệnh cảnh của viêm thận – bể thận cấp.

Ở giai đoạn đầu không có hiện tượng tiểu ra mủ và nước tiểu hoàn toàn bình thường, vì ổ mủ không thông với đường niệu.

Nhiều trường hợp áp xe thận có bệnh cảnh diễn ra từ từ hơn, người bệnh có những đợt sốt nhiễm khuẩn nhưng không rầm rộ, tình trạng sức khỏe suy sụp dần, và đau vùng thắt lưng như trường hợp viêm thận - bể thận mạn, và có khi có sỏi thận kèm theo.

Khi thăm khám trong trường hợp cấp có thể thấy vùng thắt lưng đau, hoặc phù nề đỏ ở vùng hố thắt lưng (vùng sườn lưng), đôi khi sờ thấy một khối căng, đau và có phản ứng khi thăm khám.

Ở những trường hợp bệnh diễn biến từ từ hơn, khi thăm khám vùng thắt lưng, không thấy phản ứng dữ dội, nhưng có thể thấy thận to, căng đau, hoặc thấy được ổ áp xe, khi chọc dò có thể ra mủ.

Nếu nghi ngờ bị áp xe thận, bác sĩ sẽ thăm khám và yêu cầu làm một số xét nghiệm để có thể xác định phương pháp điều trị. Cụ thể:

Xét nghiệm nước tiểu: Giúp bác sĩ tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn nào đó có trong nước tiểu.

Xét nghiệm máu: Phương pháp này cho biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu...

Chụp X-quang: Cho phép bác sĩ quan sát xung quanh thận nếu áp xe lớn.

Siêu âm: Giúp bác sĩ quan sát thấy ổ áp xe xung quanh thận.

CT và MRI: Là phương pháp giúp phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận.

3. Áp xe thận có lây không?

Áp xe thận là một bệnh lý xuất hiện phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận hoặc liên quan đến nhiễm trùng thận ở người mắc bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh không thể lây nhiễm.

4. Cách phòng áp xe thận

Để phòng áp xe thận cần chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

Khám và phát hiện sớm các bệnh lý có thể gây ứ nước ở thận, như sỏi thận, sỏi niệu quản, u đường tiết niệu, khối u chèn ép đường tiết niệu…

Hàng ngày uống nhiều nước, không nhịn đi tiểu. Mục đích chính đó là đào thải vi khuẩn bên trong đường tiết niệu ra ngoài.

Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu phải đi khám và điều trị sớm, tránh biến chứng viêm thận, có thể gây áp xe thận.

Khi chưa hết nhiễm trùng hẳn, tuyệt đối không được uống rượu, bia và cà phê vì có thể khiến việc tiểu tiện khó khăn hơn.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

Ngoài ra, cần sinh hoạt lành mạnh, khoa học, hợp lý. Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh xa thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe.

5. Cách điều trị áp xe thận

Dựa trên kích thước áp xe thận và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu.

Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu.

Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính chỉ có biểu hiện lâm sàng, chưa có dấu hiệu ổ mủ khu trú: chủ yếu điều trị kháng sinh thích hợp và nâng cao thể trạng, bệnh có thể khỏi. Tuy nhiên, phải theo dõi tiếp về sau qua xét nghiệm và siêu âm đề phòng tái phát và bệnh trở thành mạn tính.

Khi ổ mủ đã hình thành: Trích tháo mủ với điều trị kháng sinh là phương pháp điều trị chính. Khi trích tháo mủ phải đủ rộng để dẫn lưu được hết mủ và đề phòng miệng trích bít tắc lại gây ổ mủ tổn dư.

Điều trị biến chứng: Khi ổ mủ vỡ vào các cơ quan lân cận gây biến chứng phải mổ để điều trị biến chứng như dẫn lưu mủ màng phổi, màng bụng hoặc cắt bỏ đường dò ra ngoài da.

Điều trị nhiều ổ áp xe nhỏ như kê: Chủ yếu điều trị nội khoa bằng kháng sinh, có khi phải phối hợp với lọc máu và corticoid, và nhiều khi phải giải quyết nguyên nhân gây bệnh như mổ lấy sỏi, giải quyết ứ tắc đường niệu.

Ngoài ra, người bệnh cũng kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc giảm đau: Trường hợp bị sốt hoặc khó chịu, có thể dùng loại thuốc giảm đau aspirin chứa acetaminophen (Tylenol) theo đúng sự chỉ dẫn của dược sĩ hoặc dùng thuốc theo toa mà bác sĩ cung cấp.

Dùng nhiệt: Sử dụng một miếng đệm nóng đặt lên bụng, lưng hoặc bên hông để giảm cảm giác áp lực hoặc đau.

Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu.

Bs Vũ Văn Tuấn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ap-xe-than-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169240905072926223.htm