Apple nghiên cứu giúp FaceID có thể quét được tĩnh mạch của người dùng

Hiện trên smartphone chưa có tính năng mở khóa bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt nào tốt hơn FaceID của Apple, tuy nhiên với nghiên cứu mới này sẽ tiếp tục đưa FaceID lên tầm cao mới.

Phương thức bảo mật sinh trắc học như FaceID dù mở khóa rất nhanh chóng nhưng có nhược điểm là những người trong cùng gia đình hoặc những người không cùng huyết thống nhưng lại có khuôn mặt giống nhau lại có thể đánh lừa đươc FaceID, có xác suất 1/1.000.000 cơ hội sẽ có những người có cấu trúc khuôn mặt giống nhau.

Do vậy, không muốn những kẻ với mục đích xấu sẽ tạo ra các mặt nạ phức tạp để đánh lừa FaceID, truy cập trái phép vào thiết bị của người dùng. Apple đang nghiên cứu việc các phương thức bảo mật sinh trắc học của tính năng FaceID, điều này có thể giải quyết được những trường hợp người có khuôn mặt có cấu trúc giống nhau hay thậm chí là sinh đôi.

Theo đó, gần đây đã có một sáng chế của Apple đã được cấp bởi Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ tiết lộ rằng FaceID có thể quét được đường tĩnh mạch trên mặt người dùng.

Với việc FaceID có thể quét được tĩnh mạch dưới da, thì chắc chắn khuôn mặt sẽ thể sao chép được một cách dễ dàng, bởi vì người dùng có bộ mặt giống nhau vẫn sẽ có những cấu trúc mạch máu bên trong riêng.

Hệ thống FaceID trong bằng sáng chế sẽ tạo bản đồ 3D tĩnh mạch của người dùng bằng cách sử dụng kỹ thuật hình ảnh dưới biểu bì thông qua các cảm biến hồng ngoại được tích hợp cùng camera.

Cảm biến sẽ có thể ghi lại dòng máu chảy và trong bằng sáng chế, các đốm sáng từ đèn hồng ngoại chiếu sáng trên khuôn mặt của người dùng, công nghệ mới này sẽ tập trung vào các tĩnh mạch ở bên trong dưới lớp da của người dùng, đó sẽ là điểm cải tiến vượt trội hơn.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/apple-nghien-cuu-giup-faceid-co-the-quet-duoc-tinh-mach-cua-nguoi-dung-post87722.html