Ðáy bè trên sông Cửa Lớn

Sông Cửa Lớn (gọi là sông Tam Giang, sông Năm Căn) dài 56 km, là con sông duy nhất chảy từ biển Ðông sang biển Tây Cà Mau. Dòng sông bắt nguồn từ cửa Bồ Ðề biển Ðông chảy vào đến tận cửa Ông Trang biển Tây, với dòng nước lớn - ròng chảy rất mạnh, phù hợp với nghề đóng đáy. Chính vì vậy, nơi đây có trên 50 hàng đáy bè, đáy cặm, đáy neo... với hơn 500 miệng đáy, đem về nguồn cá, tôm rất lớn.

Ông Lương Văn Dừa (ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển), làm nghề đáy bè trên sông Cửa Lớn, cho biết: "Theo quy định của ngành chức năng, hàng bè có 10 miệng đáy, mỗi miệng đáy gồm 1 chiếc ghe song đôi, kết thành hàng ngang sông, dài khoảng 140 m. Miệng đáy sâu 14,5 m, dài 100 m, được kết nối một kình dây gồm có 3 điêu (1 điêu cột bè, 2 dây táo đóng, mỗi dây táo đóng dài hơn 200 m). Khi con nước lớn vừa bình thì bắt đầu thả đáy cột điêu, vô dây táo đóng thả xuống sông, đến khi nước ròng, đáy tự rút để đón luồng tôm, cá".

Khi con nước ròng về đêm, người dân trên bè thả dây neo để đóng đáy. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Thu và ông Huỳnh Văn Chiến có 2 miệng đáy gần kề được nối với nhau bằng chiếc ghe song đôi. Hai người đang thả đáy vào lúc 10 giờ 56 phút đêm. Rằm tháng 8).

Ðóng đáy đêm là một nghề cực nhọc, vất vả và nguy hiểm. Là phụ nữ duy nhất trên hàng đáy bè vàm Ông Quyền, bà Nguyễn Thị Thu (vợ ông Dừa) chia sẻ: “Mỗi tháng có 2 con nước đóng đáy (nước Rằm và nước Ba mươi âm lịch), mỗi con nước kéo dài từ 3-5 đêm. Thời gian đóng đáy đêm tầm 5-7 tiếng, tùy theo con nước, theo mùa. Con nước Rằm trăng sáng, việc canh đáy có thuận hơn đôi chút; còn nước Ba mươi trời tối đen như mực, nước chảy xiết nên vô cùng vất vả”.

Trên từng chiếc ghe đáy bè có che chòi bằng lá để trú mưa, nắng. Trong lúc chờ nước ròng, ông Lương Văn Dừa tranh thủ vào chòi ghe chợp mắt để lấy sức đến khuya đổ đục cuốn đáy.

Trên từng chiếc ghe đáy bè có che chòi bằng lá để trú mưa, nắng. Trong lúc chờ nước ròng, ông Lương Văn Dừa tranh thủ vào chòi ghe chợp mắt để lấy sức đến khuya đổ đục cuốn đáy.

Ông Lương Văn Dừa, bà Nguyễn Thị Thu và ông Huỳnh Văn Chiến tranh thủ ăn vội chén mì cho đỡ đói lúc đêm khuya, trước khi cuốn đáy.

Ông Lương Văn Dừa, bà Nguyễn Thị Thu và ông Huỳnh Văn Chiến tranh thủ ăn vội chén mì cho đỡ đói lúc đêm khuya, trước khi cuốn đáy.

Ðây là công việc nặng nhọc và vất vả nhất của nghề đáy bè về đêm, nhất là với phụ nữ như bà Nguyễn Thị Thu, phải dùng hết sức lực để cùng chồng kéo những đục lên ghe. Thời điểm này đã qua 12 giờ đêm.

Ðây là công việc nặng nhọc và vất vả nhất của nghề đáy bè về đêm, nhất là với phụ nữ như bà Nguyễn Thị Thu, phải dùng hết sức lực để cùng chồng kéo những đục lên ghe. Thời điểm này đã qua 12 giờ đêm.

Dòng nước chảy mạnh, phải thức trắng đêm để canh, nếu có những vật dụng, cây cối trôi vào, đáy bị xé, coi như mất trắng. Ðóng đáy mỗi đêm chỉ đổ đục một lần, đó là thời điểm nước “nhửng lớn”, kéo miệng đáy lên mặt nước để giặt đáy, đổ đục, lựa cá. Công việc này gần như làm đến sáng mới hoàn thành.

Ông Huỳnh Văn Chiến phải bè xuồng theo dây cửa miệng đáy để vớt rác, không cho các vật dụng trôi vô đáy vào đêm khuya, rất nguy hiểm.

Ông Huỳnh Văn Chiến phải bè xuồng theo dây cửa miệng đáy để vớt rác, không cho các vật dụng trôi vô đáy vào đêm khuya, rất nguy hiểm.

Khi con nước “nhửng lớn” cũng là lúc nửa đêm, ông Dừa giặt đáy để kéo lên xuồng.

Khi con nước “nhửng lớn” cũng là lúc nửa đêm, ông Dừa giặt đáy để kéo lên xuồng.

Ðến 2 giờ 45 phút sáng, bà Nguyễn Thị Thu còn cặm cụi lựa cá để kịp bán phiên chợ sáng ở Năm Căn.

Ðến 2 giờ 45 phút sáng, bà Nguyễn Thị Thu còn cặm cụi lựa cá để kịp bán phiên chợ sáng ở Năm Căn.

Ông Lương Văn Dừa rất vui khi cầm trên tay những thứ đặc sản đắt tiền như cá nâu, cua biển - thành quả của một đêm cực nhọc thức trắng đóng đáy bè trên sông.

Ông Lương Văn Dừa rất vui khi cầm trên tay những thứ đặc sản đắt tiền như cá nâu, cua biển - thành quả của một đêm cực nhọc thức trắng đóng đáy bè trên sông.

Ðóng đáy bè, nghề bà cậu về đêm rất vất vả và không đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần tạo điều kiện cho bà con ngư dân mưu sinh bằng nghề đáy bè chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/-ay-be-tren-song-cua-lon-a29492.html