Máy bay đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Heydar Aliyev với sự tham dự của chủ tịch khu liên hợp, Phó Nguyên soái Hakim Raza.
“JF-17C (Block-III) là máy bay chiến đấu đa năng một động cơ được thiết kế cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất, có khả năng cơ động cao ở độ cao thấp và trung bình cùng hỏa lực ấn tượng”, ông Hakim Raza giải thích.
Azerbaijan được cho là đã đặt hàng với tổng trị giá 1,6 tỷ đô la cho những chiếc máy bay phản lực này.
Việc mua hàng này sẽ mở rộng đáng kể đội bay chiến đấu tiền tuyến của nước này, để thay thế hoàn toàn các máy bay phản lực MiG-29 đã lỗi thời.
JF-17 Block III mang đến khả năng chiến đấu tiên tiến đáng kể cho Azerbaijan khiến họ không bị tụt hậu quá xa so với các quốc gia láng giềng.
Armenia - quốc gia đối thủ - hiện đang sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ hiện đại hơn như Su-30SM.
Tuy nhiên, hệ thống tên lửa của những chiếc Su-30SM Armenia kém tiên tiến hơn so với tên lửa tầm nhìn PL-10 và tên lửa ngoài tầm nhìn PL-15 của JF-17 Block III của Azerbaijan.
Hơn nữa, JF-17 Block III do Trung Quốc thiết kế được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động, trong khi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Su-30SM của Nga vẫn sử dụng radar mảng quét điện tử thụ động cũ hơn.
Khung máy bay của JF-17 Block III cũng được cho là kết hợp nhiều vật liệu composite hiện đại hơn, giúp tăng cường khả năng hoạt động của dòng máy bay này.
Mặc dù có những tiến bộ, tuy nhiên JF-17 Block III vẫn phải vật lộn nếu không chiến với máy bay chiến đấu Su-30SM của Armenia.
Giá cả phải chăng của JF-17 được cho là thế mạnh lớn nhất của dòng chiến đấu cơ Trung Quốc này.
Mặc dù có hệ thống radar tiên tiến, nhưng nó nhỏ hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30SM. Điều này có nghĩa là khả năng nhận thức tình huống của JF-17 tương đối hạn chế. Ngoài ra, hiệu suất bay của nó, bao gồm độ cao hoạt động, tốc độ leo và khả năng cơ động, tương đối khiêm tốn.
Trong một kịch bản đối đầu, lợi thế chính của JF-17 Block III sẽ là tên lửa không đối không PL-15 đi kèm với cảm biến mạnh hơn nhiều so với R-77 của Nga.
Khi nói đến JF-17 Block III người ta nói tới phí hoạt động và nhu cầu bảo dưỡng của nó thấp hơn đáng kể so với các máy bay chiến đấu hạng nặng.
Những đặc điểm này được kỳ vọng sẽ đảm bảo thành công xuất khẩu của dòng chiến đấu cơ giá rẻ JF-17.
JF-17 được phát triển để dành riêng cho xuất khẩu, chúng hiện đang được liên doanh Trung Quốc và Pakistan sản xuất.
Azerbaijan đã quyết định mua 24 máy bay chiến đấu JF-17-C Block III, toàn bộ đơn hàng dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2027.
Việt Hùng