Ba công trình nổi bật của ba tôn giáo lớn ở Hà Nội

Khám phá ba công trình nổi bật của ba tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, gồm Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, ở thủ đô Hà Nội.

 1. Phật giáo: Chùa Trấn Quốc. Nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541–547) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Thời Lê Kinh Tông (1600–1618), chùa dời về địa điểm hiện tại.

1. Phật giáo: Chùa Trấn Quốc. Nằm trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541–547) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Thời Lê Kinh Tông (1600–1618), chùa dời về địa điểm hiện tại.

Giống hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Giống hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

 Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng cũng bằng đá quý.

Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng cũng bằng đá quý.

Chùa từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm như Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad (1959), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (2008), Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev (2010). Phía sau chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng trong chuyến thăm năm 1959.

Chùa từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm như Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad (1959), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (2008), Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev (2010). Phía sau chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng trong chuyến thăm năm 1959.

 2. Thiên Chúa giáo: Nhà thờ Lớn. Tọa tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội.

2. Thiên Chúa giáo: Nhà thờ Lớn. Tọa tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội.

Theo các tư liệu lịch sử, khu đất xây nhà thờ xưa kia là đất chùa Báo Thiên Tự, ngôi quốc tự nổi tiếng có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý. Đến thời Pháp thuộc thì chùa đổ và đất được chuyển nhượng cho giáo hội Công giáo. Nhà thờ được khởi công năm 1884, hoàn thành năm 1888.

Theo các tư liệu lịch sử, khu đất xây nhà thờ xưa kia là đất chùa Báo Thiên Tự, ngôi quốc tự nổi tiếng có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý. Đến thời Pháp thuộc thì chùa đổ và đất được chuyển nhượng cho giáo hội Công giáo. Nhà thờ được khởi công năm 1884, hoàn thành năm 1888.

Về kiến trúc, nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu. Công trình dài 64,5 mét, rộng 20,5 mét, có hai tháp chuông cao 31,5 mét.

Về kiến trúc, nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu. Công trình dài 64,5 mét, rộng 20,5 mét, có hai tháp chuông cao 31,5 mét.

Không gian bên trong nhà thờ Lớn gây choáng ngợp với vẻ nguy nga tráng lệ. Với sức chứa lên đến cả nghìn người, vào các dịp lễ lớn như lễ Giáng sinh, nơi đây thu hút đông đảo giáo dân và du khách đến hành lễ và tham quan.

Không gian bên trong nhà thờ Lớn gây choáng ngợp với vẻ nguy nga tráng lệ. Với sức chứa lên đến cả nghìn người, vào các dịp lễ lớn như lễ Giáng sinh, nơi đây thu hút đông đảo giáo dân và du khách đến hành lễ và tham quan.

 3. Hồi giáo: Thánh đường Al-Noor. Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội và miền Bắc. Công trình được cộng đồng Hồi giáo người Ấn Độ từ Bombay tiến hành xây dựng năm 1885.

3. Hồi giáo: Thánh đường Al-Noor. Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội và miền Bắc. Công trình được cộng đồng Hồi giáo người Ấn Độ từ Bombay tiến hành xây dựng năm 1885.

Khuôn viên thánh đường Al-Noor rộng khoảng 700 m2. Mỗi chi tiết kiến trúc của thánh đường mang những dấu ấn đặc trưng của văn hóa Hồi giáo Ấn Độ, thể hiện qua mái vòm, cửa vòm, đặc biệt là tòa tháp nhọn cao vút. Trong tiểng Ả Rập, Al-Noor nghĩa là Soi Sáng.

Khuôn viên thánh đường Al-Noor rộng khoảng 700 m2. Mỗi chi tiết kiến trúc của thánh đường mang những dấu ấn đặc trưng của văn hóa Hồi giáo Ấn Độ, thể hiện qua mái vòm, cửa vòm, đặc biệt là tòa tháp nhọn cao vút. Trong tiểng Ả Rập, Al-Noor nghĩa là Soi Sáng.

Phòng lễ chính nằm ở trung tâm thánh đường, có ba mặt được bao quanh bởi những vòm cửa cao rộng. Cạnh đó có một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt. Tín đồ đến đây hành lễ phần lớn là người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Hà Nội.

Phòng lễ chính nằm ở trung tâm thánh đường, có ba mặt được bao quanh bởi những vòm cửa cao rộng. Cạnh đó có một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt. Tín đồ đến đây hành lễ phần lớn là người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Hà Nội.

Không chỉ là một điểm tâm linh, thánh đường Al-Noor còn là một nơi lý tưởng để khám phá văn hóa Hồi giáo. Thánh đường có một bộ sưu tập phong phú các loại kinh sách, tranh ảnh được đưa đến từ các nước theo đạo Hồi...

Không chỉ là một điểm tâm linh, thánh đường Al-Noor còn là một nơi lý tưởng để khám phá văn hóa Hồi giáo. Thánh đường có một bộ sưu tập phong phú các loại kinh sách, tranh ảnh được đưa đến từ các nước theo đạo Hồi...

Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-cong-trinh-noi-bat-cua-ba-ton-giao-lon-o-ha-noi-1813581.html