Bà cụ người Pháp tìm được món đồ cũ trên gác xép, không ngờ lại là báu vật 'limited' các đại gia phải săn lùng
Bà cụ quả là rất may mắn!
Theo chuyên trang World History, cách gọi Trung Quốc là "China" trong tiếng Anh vốn xuất phát từ tên gọi của triều đại nhà Tần (Qin). Cũng từ chữ "China", thế giới còn lấy nó để đặt tên cho một loại đồ thủ công nổi tiếng của Trung Hoa, đó là gốm sứ (theo UNESCO.
Đồ gốm sứ truyền thống Trung Hoa đã có hơn 2.000 năm lịch sử và vẫn tiếp tục phát triển trong thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, những đồ sứ từ thời kỳ phong kiến vẫn được yêu mến bởi giá trị lịch sử không thể thay thế của chúng. Nhiều đồ gốm sứ quý giá đã bị lưu lạc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ lâu, một trong số đó may mắn xuất hiện.
Năm 2018, tại một trang trại ở Pháp, một cụ bà đã vô tình phát hiện một bình gốm Trung Hoa trong căn gác xép của nhà mình khi đang dọn dẹp. Nhìn những hoa văn đẹp đẽ trên bình, cụ nghĩ rằng bình gốm này là do tổ tiên của mình để lại và chắc chắn nó rất giá trị.
Sau đó, cụ đi tàu đến thủ đô Paris, tìm một vài chuyên gia về đồ cổ để kiểm định lai lịch của chiếc bình. Theo các chuyên gia, chiếc bình này vô cùng giá trị. Bà cụ kinh ngạc khi biết lai lịch thật sự của chiếc bình. Hóa ra, chiếc bình này có tên là "Dương Thái Hạc Lộc Đồ Như Ý Bình" (bình Như Ý, tranh hươu và hạc, dòng gốm sứ Dương Thái).
Trong đó, dòng gốm sứ Dương Thái xuất hiện từ thời kỳ nhà Thanh, là một kiểu gốm sứ trang trí bằng tranh màu, mô phỏng cách vẽ tranh của người phương Tây. Họa tiết trên chiếc bình mô tả vẻ đẹp mùa xuân, tùng bách xanh tươi, hươu nai ở dưới vui đùa, phía xa thác nước hạc bay qua.
Điều đặc biệt là chiếc bình của bà lão vẫn giữ được nguyên vẹn, không hề bị trầy xước, bên dưới đáy bình còn có dấu triện 6 chữ ghi "Đại Thanh Càn Long niên chế" (được chế tác thời Càn Long triều Thanh), hơn nữa đây còn là dấu triện của lò gốm trấn Cảnh Đức (Giang Tây) – nơi chuyên sản xuất gốm sứ cho triều đình.
Theo các tài liệu có liên quan, chiếc bình "Dương Thái Hạc Lộc Đồ Như Ý Bình" này trên thế giới chỉ có 4 chiếc, trong đó 2 chiếc được đưa tới chùa, còn 2 chiếc trở thành lễ vật mừng thọ, hiện nay đã lưu lạc, rất khó tìm, chiếc bình của bà lão người Pháp là một trong 4 chiếc.
Sau đó, bà lão đã đem chiếc bình đến một buổi đấu giá tại Paris. Khi người chủ trì đấu giá giới thiệu chiếc bình, cả hội trường nhộn nhịp ra giá. Cuối cùng, chiếc bình được bán với giá 120 triệu NDT (sau khi đã quy đổi từ đồng Franc của Pháp). Đây là mức giá không thể ngờ tới và cũng vô cùng xứng đáng.