Ba mãnh tướng nào thời Tam quốc đổi vận sau khi đổi chủ?

Sau khi đổi chủ, một số mãnh tướng thời Tam quốc như Khương Duy, Hoàng Trung... đã có thay đổi lớn trong cuộc đời, tiền đồ rộng mở.

Khương Duy là một trong những mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tên tự là Bá Ước, là người huyện Ký, Thiên Thủy (nay là vùng Đông Nam Cam Cốc, Cam Túc).

Khương Duy là một trong những mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có tên tự là Bá Ước, là người huyện Ký, Thiên Thủy (nay là vùng Đông Nam Cam Cốc, Cam Túc).

Ban đầu, Khương Duy là tướng lĩnh bình thường của nhà Ngụy. Sau khi dẫn quân Bắc phạt tấn công nhà Ngụy, Gia Cát Lượng đã chiêu mộ Khương Duy về dưới trướng Lưu Bị. Sau khi đầu hàng nhà Thục, Khương Duy hết mực trung thành với nhà Thục và Lưu Bị. Ông đã lập được nhiều công lao và trở thành một đại tướng dưới trướng Gia Cát Lượng.

Ban đầu, Khương Duy là tướng lĩnh bình thường của nhà Ngụy. Sau khi dẫn quân Bắc phạt tấn công nhà Ngụy, Gia Cát Lượng đã chiêu mộ Khương Duy về dưới trướng Lưu Bị. Sau khi đầu hàng nhà Thục, Khương Duy hết mực trung thành với nhà Thục và Lưu Bị. Ông đã lập được nhiều công lao và trở thành một đại tướng dưới trướng Gia Cát Lượng.

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy - nhân tài được Khổng Minh dốc sức bồi dưỡng - đã trở thành vị tướng trí dũng song toàn, tiếp tục phò tá hoàng đế Lưu Thiện và dẫn quân chinh chiến nhiều năm, đối đầu với quân Tào Ngụy và Đông Ngô. Nhờ được Lưu Thiện tin tưởng, trọng dụng, Khương Duy trở thành một trụ cột lớn của nhà Thục.

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy - nhân tài được Khổng Minh dốc sức bồi dưỡng - đã trở thành vị tướng trí dũng song toàn, tiếp tục phò tá hoàng đế Lưu Thiện và dẫn quân chinh chiến nhiều năm, đối đầu với quân Tào Ngụy và Đông Ngô. Nhờ được Lưu Thiện tin tưởng, trọng dụng, Khương Duy trở thành một trụ cột lớn của nhà Thục.

Vị tướng tiếp theo phát huy được tài năng sau khi tìm đổi chủ là Hoàng Trung. Ban đầu, ông là một vị tướng dưới trướng Lưu Biểu nhưng không có nhiều chiến tích xuất sắc.

Vị tướng tiếp theo phát huy được tài năng sau khi tìm đổi chủ là Hoàng Trung. Ban đầu, ông là một vị tướng dưới trướng Lưu Biểu nhưng không có nhiều chiến tích xuất sắc.

Về sau, Hoàng Trung quy hàng Lưu Bị. Kể từ khi đi theo Lưu Bị và Gia Cát Lượng, Hoàng Trung như "cá gặp nước" liên tiếp lập được nhiều chiến thắng quan trọng cho nhà Thục.

Về sau, Hoàng Trung quy hàng Lưu Bị. Kể từ khi đi theo Lưu Bị và Gia Cát Lượng, Hoàng Trung như "cá gặp nước" liên tiếp lập được nhiều chiến thắng quan trọng cho nhà Thục.

Trong số này, khi diễn ra trận chiến ở Định Quân Sơn, Hoàng Trung với võ nghệ cao cường dùng một đao chém chết phúc tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Uyên. Với bản lĩnh cao cường, Hoàng Trung được xếp vào hàng Ngũ hổ tướng.

Trong số này, khi diễn ra trận chiến ở Định Quân Sơn, Hoàng Trung với võ nghệ cao cường dùng một đao chém chết phúc tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Uyên. Với bản lĩnh cao cường, Hoàng Trung được xếp vào hàng Ngũ hổ tướng.

Tương tự Hoàng Trung, Ngụy Diên ban đầu là vị tướng dưới trướng Lưu Biểu. Về sau, Ngụy Diên đầu hàng Lưu Bị và dốc sức cống hiến cho nhà Thục. Đi theo Lưu Bị từ những ngày gian nan, vị tướng này lập được nhiều công lao giúp quân chủ gây dựng thành đế nghiệp.

Tương tự Hoàng Trung, Ngụy Diên ban đầu là vị tướng dưới trướng Lưu Biểu. Về sau, Ngụy Diên đầu hàng Lưu Bị và dốc sức cống hiến cho nhà Thục. Đi theo Lưu Bị từ những ngày gian nan, vị tướng này lập được nhiều công lao giúp quân chủ gây dựng thành đế nghiệp.

Được Lưu Bị tín nhiệm giao cho trấn thủ Hán Trung, Ngụy Diên chỉ huy tướng sĩ nhà Thục trấn giữ nơi này trong hơn 10 năm mà không kẻ thù nào đánh chiếm được.

Được Lưu Bị tín nhiệm giao cho trấn thủ Hán Trung, Ngụy Diên chỉ huy tướng sĩ nhà Thục trấn giữ nơi này trong hơn 10 năm mà không kẻ thù nào đánh chiếm được.

Sau khi Lưu Bị mất, Ngụy Diên tiếp tục đi theo Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện. Vị tướng này dẫn quân tham gia các chiến dịch Bắc phạt. Vào năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng đóng quân ở Hán Trung, phong cho Ngụy Diên làm Đô đốc quân tiên phong, lĩnh chức Tư mã, Lương Châu thứ sử.

Sau khi Lưu Bị mất, Ngụy Diên tiếp tục đi theo Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện. Vị tướng này dẫn quân tham gia các chiến dịch Bắc phạt. Vào năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng đóng quân ở Hán Trung, phong cho Ngụy Diên làm Đô đốc quân tiên phong, lĩnh chức Tư mã, Lương Châu thứ sử.

Năm Kiến Hưng thứ 8, Ngụy Diên đại phá Ung Châu của Thứ sử Quách Hoài, được bổ thêm chức Tiền quân sư, Chinh tây đại tướng quân, được thêm tước Nam Trịnh hầu. Đáng tiếc là về sau Ngụy Diên bị Dương Nghi vu cho tiếng mưu phản nên có kết cục bi kịch. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Năm Kiến Hưng thứ 8, Ngụy Diên đại phá Ung Châu của Thứ sử Quách Hoài, được bổ thêm chức Tiền quân sư, Chinh tây đại tướng quân, được thêm tước Nam Trịnh hầu. Đáng tiếc là về sau Ngụy Diên bị Dương Nghi vu cho tiếng mưu phản nên có kết cục bi kịch. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ba-manh-tuong-nao-thoi-tam-quoc-doi-van-sau-khi-doi-chu-1962502.html