Bác Hồ với những lần về thăm thành phố Cảng

Dấu chân Bác Hồ in đậm khi 9 lần Người về thăm, làm việc với Hải Phòng. Khắc ghi lời dạy của Bác, Hải Phòng đã không ngừng vươn lên, vượt sóng, vươn mình...

Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, Hải Phòng luôn tỏa sáng như một biểu tượng bất khuất, mang trong mình truyền thống "Trung dũng - Quyết thắng" thiêng liêng và cao cả.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hải Phòng là mảnh đất “đi trước, về sau” như một biểu tượng của lòng quả cảm, không chịu khuất phục. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, quân và dân thành phố đã viết tiếp 300 ngày đêm chiến đấu không mỏi mệt, để rồi ngày 13/5/1955, Hải Phòng hoàn toàn được giải phóng, hòa chung trong niềm vui non sông liền một dải, độc lập, tự do.

Nhóm phóng viên Báo Công Thương đã ghi lại được những tư liệu quý giá của Bác Hồ khi về thăm thành phố Cảng được trưng bày tại Bảo tàng TP. Hải Phòng:

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân TP. Hải Phòng.

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân TP. Hải Phòng.

Là cảng biển lớn nhất miền Bắc, đầu mối giao thương chiến lược, Hải Phòng từ lâu đã mang tầm vóc đặc biệt trong chiến lược phát triển đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho thành phố sự quan tâm sâu sắc, với 9 lần về thăm, để lại những chỉ đạo, tình cảm thiêng liêng và niềm tin lớn lao gửi gắm vào mảnh đất này.

Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp tại sân bay Lơ Buốc-giê, Paris, ngày 22/6/1946

Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp tại sân bay Lơ Buốc-giê, Paris, ngày 22/6/1946

Lần thứ nhất, ngày 20/10/1946, chiến hạm Dumont D'ureville đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh cập bến Ngự, cảng Hải Phòng.

Khi cập bến, con tàu rú một hồi còi dài, làm rung động trái tim hàng vạn người đến đón Bác chiều thu hôm đó. Bác xuất hiện trên boong tàu với bộ kaki bạc trắng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chiến hạm Dumont D'ureville, cập bến Ngự, Cảng Hải Phòng, ngày 20/10/1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chiến hạm Dumont D'ureville, cập bến Ngự, Cảng Hải Phòng, ngày 20/10/1946

Đồng bào Hải Phòng, Kiến An đứng chật bến cảng hò reo, hô vang "Hồ Chủ tịch muôn năm!". Còi tại Nhà hát thành phố dõng dạc cất lên báo tin vui Bác đã về, đặt chân lên đất Cảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ chào cờ tại bến Ngự, Cảng Hải Phòng chiều ngày 20/10/1946 sau khi người từ Pháp trở về

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ chào cờ tại bến Ngự, Cảng Hải Phòng chiều ngày 20/10/1946 sau khi người từ Pháp trở về

Phần nghi lễ xong, Bác quay lại bến Ngự cám ơn các đoàn đại biểu nhân dân, nhận hoa của nhân dân thành phố và ôm hôn hai em thiếu nhi chạy tới đón Bác. Tiếng hò reo vang động các đường phố khi xe Bác đi qua.

Lần thứ hai, ngày 2/6/1955, chỉ 20 ngày sau khi Hải Phòng được giải phóng (13/5/1955), Bác về thăm động viên đồng bào Hải Phòng. Sau khi thăm một đơn vị bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, Bác gặp gỡ và nói chuyện với 300 đại biểu cán bộ, đảng viên, nhân dân tại Nhà hát thành phố.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu nhân dân Hải Phòng tại trụ sở Ủy ban Hành chính thành phố (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai), ngày 21/10/1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu nhân dân Hải Phòng tại trụ sở Ủy ban Hành chính thành phố (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai), ngày 21/10/1946

Bác nêu rõ ý nghĩa lịch sử của việc giải phóng thành phố Hải Phòng và nói: "Từ lần gặp trước (20/10/1946) đến lần này, thấm thoắt đã 10 năm. Trong 10 năm ấy, biết bao nhiêu tình! Tuy xa cách nhau nhưng Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn nhớ đến đồng bào. Tôi thường nhận được thư của các cụ phụ lão, các cháu thanh niên, nhi đồng và của anh chị em công nhân Hải Phòng bí mật gửi lên Việt Bắc".

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chuyến tàu đặc biệt chào tạm biệt nhân dân Hải Phòng trở về Hà Nội, ngày 21/10/1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chuyến tàu đặc biệt chào tạm biệt nhân dân Hải Phòng trở về Hà Nội, ngày 21/10/1946

Bác giao nhiệm vụ cho các ngành, các giới; trong đó, Bác nhấn mạnh đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ, thi đua tăng gia sản xuất để khôi phục kinh tế trở lại bình thường. Là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là chủ lực sản xuất kinh tế, công nhân phải ra sức thi đua tăng năng suất, giữ gìn máy móc, bảo vệ xí nghiệp, thi hành đúng kỷ luật lao động. Đó là con đường đi đến cải thiện đời sống cho nhân dân và cho giai cấp mình...

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với công nhân Cảng Hải Phòng, ngày 30/5/1957

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với công nhân Cảng Hải Phòng, ngày 30/5/1957

Hồ Chủ tịch thăm Cảng Hải Phòng, ngày 30/5/1957

Hồ Chủ tịch thăm Cảng Hải Phòng, ngày 30/5/1957

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với công nhân Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, ngày 16/3/1961

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với công nhân Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, ngày 16/3/1961

Bảy lần tiếp theo về thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Hải Phòng, mỗi lần Người đều để lại những lời căn dặn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của thành phố Cảng anh hùng.

Những chỉ dẫn của Bác không chỉ là kim chỉ nam trong từng giai đoạn lịch sử mà còn là nguồn động viên to lớn giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân Hải Phòng kiên định con đường cách mạng, không ngừng đổi mới, xây dựng thành phố ngày càng phát triển vững mạnh.

Nhóm phóng viên

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/bac-ho-voi-nhung-lan-ve-tham-thanh-pho-cang-388323.html