Bạc Liêu: Công tác quản lý, xử lý vật chứng trong thi hành án dân sự còn nhiều bất cập
Trong thời gian vừa qua, công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý vật chứng tài sản tạm giữ của các Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bạc Liêu đã dần đi vào nề nếp, nhưng vẫn còn những bất cập, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện.
Việc quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự là những vấn đề quan trọng trong quá trình thi hành các bản án, quyết định hình sự. Việc quản lý, xử lý vật chứng của các cơ quan thi hành án dân sự mặc dù đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật.Tuy nhiên, do số lượng các văn bản liên quan đến quá trình chuyển giao, tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng thi hành án dân sự nhiều. Điều này gây không ít khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự trong việc áp dụng pháp luật, đặc biệt là khi nội dung các quy định của những văn bản này khá cắt khúc và thiếu tính liên kết; một số quy định chưa thật sự thống nhất; những văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa quy định đầy đủ các nội dung cần thiết trong việc quản lý kho vật chứng đặc thù của cơ quan thi hành án dân sự.
Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Bạc Liêu Lê Văn Thuần, cho biết: “Hiện nay, kho vật chứng của các Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bạc Liêu có 7 Chi cục cấp huyện, trong đó có 2 Chi cục đã được đầu tư xây dựng kho vật chứng, còn 5 Chi cục chưa có dự án đầu tư xây dựng kho vật chứng. Hiện nay, phòng làm việc để vật chứng tài sản tạm giữ, nên việc bảo quản, quản lý chưa đảm bảo, dễ bị hư hỏng, mất mát ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Vì vậy, công chức làm nhiệm vụ chuyên trách thủ kho - thủ quỷ là công việc rất cần thiết, hiện nay làm nhiệm vụ này ở cấp Chi cục là bố trí công chức làm kiêm nhiệm nên còn nhiều vấn đề bất cập. Trong quản lý vật chứng tài sản tạm giữ các vụ án rất quan trọng, có khi các cơ quan tố tụng yêu cầu trích xuất vật chứng của vụ việc thì cơ quan thi hành án phải đáp ứng, cần có công chức chuyên trách, chuyên môn hóa về nhiệm vụ này”.
Đồng thời, quản lý vật chứng trong thi hành án dân sự cũng còn không ít vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập như về kho vật chứng: nhiều cơ quan thi hành án dân sự chưa có kho vật chứng, phải thuê, mượn dẫn đến khó khăn trong việc tiếp nhận, quản lý, xử lý vật chứng, tài sản, dễ gây mất mát, thất lạc vật chứng; chưa có các công cụ, máy móc, phương tiện cần thiết để cân, đong, đo, đếm, kiểm tra vật chứng.
Các tài sản tạm giữ; các trang thiết bị bảo quản vật chứng; chưa có quy chuẩn kỹ thuật sắp xếp kho vật chứng nên khó khăn trong việc quản lý, bảo quản các loại vật chứng, tài sản; về thủ kho vật chứng: chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ; việc đào tạo bồi dưỡng chưa được thực hiện thường xuyên; về xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ thì chưa có quy trình xử lý thống nhất và phù hợp đối với những vật chứng, tài sản đặc thù, vật chứng tồn đọng; kinh phí thực hiện việc bảo quản, xử lý vật chứng quy định chưa cụ thể v.v..
Bên cạnh đó, thể chế, cơ chế công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý vật chứng tài sản tạm giữ của các cơ quan Thi hành án dân sự, cần quy định rõ trách nhiệm cơ quan giao, nhận và quản lý, xử lý; tránh tình trạng quy định chung chung, khi xảy ra hư hỏng, mất mát vật chứng tài sản tạm giữ thì đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, hoặc quy trách nhiệm cho cơ quan đang trực tiếp quản lý, xử lý.
Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý vật chứng tài sản tạm giữ mà ngành giao./.