Bắc Ninh: Cần làm rõ việc người dân tự ý khai thác tài nguyên dưới đường điện 500kV
Chính quyền xã phối hợp với Công ty Sài gòn Tel chi nhánh Bắc Ninh ngăn chặn vụ việc người dân múc trộm tài nguyên khoáng sản dưới đường điện 500kV thuộc địa phận SaigonTel quản lý.
UBND xã Hoàn Sơn phối hợp với Công ty Sài gòn Tel chi nhánh Bắc Ninh, ngăn chặn vụ việc người dân múc trộm tài nguyên khoáng sản dưới đường điện 500KV, thuộc quản của SaigonTel.
Khoảng 8h ngày 28/3/2023 lãnh đạo Công ty SaigonTel chi nhánh Bắc Ninh nhận được tin báo có người đang dùng máy múc, múc đất sét cạnh đường tỉnh lộ 287, dưới đường điện 500KV, thuộc KCN Đại Đồng Hoàn Sơn.
Lãnh đạo SaigonTel đã báo cáo và phối hợp lực lượng chức năng và cùng đến hiện trường yêu cầu các đối tượng đang có hành vi thác đất dừng hoạt động.
Ngay sau khi nhận được thông tin về việc có người dân tự ý khai thác đất, lãnh đạo UBND xã cùng lực lượng công an xã Hoàn Sơn đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng lực lượng của SaigonTel bảo vệ hiện trường và tiến hành lập biên bản vụ việc. Một người tên Hương đứng ra chỉ đạo máy múc hoạt động tại khu vực khai thác.
Một lãnh đạo UBND xã Hoàn Sơn cho biết, những người có liên quan đã được mời về ủy UBND xã Hoàn Sơn để làm việc.
Một số hình ảnh PV ghi nhận vào sáng 28/3:
GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là đất, cát đương nhiên không đáp ứng các yêu cầu về khảo sát, xin cấp phép, không có nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của hoạt động này đối với địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông, chế độ dòng chảy, diễn biến lòng, bờ, bãi sông không có các phương án bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ…
Hoạt động này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm gia tăng nguy cơ mất ổn định bờ sông; Sạt lở bờ, bãi ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt sản xuất hoa màu; Đe dọa đến an toàn đê điều, tính mạng, tài sản và an toàn của người dân; Suy giảm mực nước sông trong mùa cạn…
“Cần phải chấm dứt các hoạt động khai thác trái phép bằng cách nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương. Thậm chí có những chế tài quy định trách nhiệm, xử lý người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm trong địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nêu quan điểm.
Còn Luật sư Hoàng Trọng Giáp - Công ty luật Trường Sa cho biết, cán bộ địa phương là người nắm địa bàn và biết rõ khu vực nào được cấp phép khai thác khoáng sản, khu vực nào không. Vì thế nếu ở địa phương nào có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thì người đứng đầu địa phương, cán bộ công chức được phân công theo dõi lĩnh vực tài nguyên môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên.
Tại Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về đối tượng bị xử phạt hành chính, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Và nếu xác định cán bộ công chức, cơ quan quản lý có dấu hiệu “làm ngơ” trước hành vi khai thác khoáng sản trái phép thì hoàn toàn có thể xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Với tội danh này thì mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 12 năm tù.
Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường tiếp tục thông tin!