Bác sĩ trốn con đi trực Tết ở bệnh viện lá chắn COVID-19

Khi Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 chỉ còn tính bằng giờ, khi các gia đình đang quây quần bên nhau chuẩn bị đón năm mới thì tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, xã Kim Chung, Đông Anh, TP Hà Nội) - "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội, sự tấp nập, khẩn trương vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Đón Tết xa nhà là chuyện bình thường

Do số ca mắc tại miền Bắc những ngày gần đây tăng rất nhiều nên luôn có số lượng lớn bệnh nhân lưu chuyển tại bệnh viện. Bác sĩ Khiêm cho biết, khoảng 2 tháng gần đây, số ca nặng trong khoa Hồi sức tích cực luôn cao nhất từ trước tới nay. Khoa phải triển khai, mở rộng quy mô đến 200% công suất giường so với kế hoạch.

Để động viên tinh thần mọi người khi tham gia chống dịch xa người thân, Khoa HSTC - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, xã Kim Chung, Đông Anh, TP Hà Nội) đã lên kế hoạch cố gắng tổ chức các chương trình đón Tết tại bệnh viện cho các nhân viên, bệnh nhân xa gia đình.

Để động viên tinh thần mọi người khi tham gia chống dịch xa người thân, Khoa HSTC - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2, xã Kim Chung, Đông Anh, TP Hà Nội) đã lên kế hoạch cố gắng tổ chức các chương trình đón Tết tại bệnh viện cho các nhân viên, bệnh nhân xa gia đình.

Để đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn cũng như công tác điều trị bệnh nhân, Khoa cũng phải lên kế hoạch, chuẩn bị nhân sự. "Cũng vì điều kiện bệnh nhân gia tăng nên rất khó để đảm bảo việc sắp xếp cho cán bộ y, bác sĩ có lịch nghỉ Tết, mà chỉ có một nhóm rất nhỏ, có thể có 1 kíp khoảng 10 người đã trực chiến trong bệnh viện trong khoảng thời gian 3 tháng trở lên có thể sẽ được đón Tết Nguyên đán cùng người thân", bác sĩ Đồng Phú Khiêm chia sẻ.

ThS.BS Đồng Phú Khiêm cho biết: "Khoa cũng xác định và động viên anh em cố gắng, và cũng hy vọng trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân giảm, điều kiện chống dịch sẽ khác, thì anh em sẽ đỡ vất vả hơn. Dịp Tết Nguyên đán, lãnh đạo bệnh viện và các khoa rất trăn trở. Bởi trong điều kiện, môi trường này khó mà có những dịp quây quần, tụ tập.

Những năm trước, tình trạng bệnh nhân ổn thì anh em đồng nghiệp còn có thể dành vài phút cùng nhau xem thời khắc đón giao thừa. Nhưng năm nay tình hình dịch phức tạp nên vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định phòng chống dịch. Hơn nữa, bệnh nhân đa phần rất nặng nên những ai bắt tay vào ca trực hầu như không có thời gian nghỉ đến giao thừa", bác sĩ Khiêm chia sẻ.

Bước vào giờ làm việc bác sĩ Khiêm cùng cộng sự dường như không phút nào ngơi nghỉ. Anh liên tục yêu cầu nhân viên y tế theo dõi sát sao các bệnh nhân ở từng phòng bệnh.

Bước vào giờ làm việc bác sĩ Khiêm cùng cộng sự dường như không phút nào ngơi nghỉ. Anh liên tục yêu cầu nhân viên y tế theo dõi sát sao các bệnh nhân ở từng phòng bệnh.

Để động viên tinh thần mọi người khi tham gia chống dịch xa người thân, Khoa HSTC đã lên kế hoạch cố gắng tổ chức các chương trình hoặc có những kế hoạch đảm bảo hậu cần cho anh em bác sĩ. Năm nay anh em trong bệnh viện sẽ đón thời khắc giao thừa với người thân qua smartphone.

Công tác tại bệnh viện nhiều năm, việc đón Tết xa nhà với bác sĩ Khiêm là chuyện như "cơm bữa" nhưng năm nay là năm đón Tết ở bệnh viện lâu nhất của anh và nhiều nhân viên y tế.

"Nếu như mọi năm anh em cố gắng phân chia nhau trực để đón Tết cổ truyền ở nhà với gia đình thì từ khi dịch Covid-19 gần như tất cả anh em đều thiệt thòi, nhất là anh em bác sĩ công tác ở Khoa hồi sức cấp cứu. Đây cũng là dịp bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên nhiều hơn. Khi đón những khoảnh khắc giao thừa trên nóc nhà những năm đầu có thể rất bùi ngùi, tĩnh lặng. Vì ai chẳng muốn về bên gia đình.

Những năm trước bệnh nhân nằm ở đây không có người nhà gần như anh em chúng tôi vừa làm bác sĩ, vừa làm người nhà của bệnh nhân, nên có những năm giao thừa anh em vẫn bơi ra làm. Nếu công việc dịu hơn thì sẽ chắc sẽ có chai vang khui ra, chúc nhau năm mới", bác sĩ Khiêm kể lại.

Bác sĩ Khiêm xúc động kể về những khoảnh khắc giao thừa trên nóc nhà bệnh viện vì ai chẳng muốn về bên gia đình.

Bác sĩ Khiêm xúc động kể về những khoảnh khắc giao thừa trên nóc nhà bệnh viện vì ai chẳng muốn về bên gia đình.

Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho hay, năm nay, số lượng bác sĩ của bệnh viện và y bác sĩ tăng cường hỗ trợ ở lại bệnh viện đông nhất từ trước tới nay. Đây cũng là kỷ niệm khó quên với nhiều người trong đó có anh.

"Dù không được tụ tập nhưng có thể vào thời khắc giao thừa, dưới khuôn viên bệnh viện hoặc nóc tòa nhà, xung quanh đây sẽ có các khoảng rộng để cùng nhau nhìn hướng về nhà, về hướng Trung tâm Hà Nội xem ngọn pháo hoa, cùng nhau ngóng chờ những lời chúc Tết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tôi nghĩ đây là thời khắc khó mà quên", bác sĩ Khiêm chia sẻ.

Thời điểm này, Khoa HSTC đang có 6 ca bệnh COVID-19 nguy kịch phải can thiệp tim, phổi nhân tạo và gần 40 ca bệnh khác đang thở máy.

Năm nay, số lượng bác sĩ của bệnh viện và y bác sĩ tăng cường hỗ trợ ở lại bệnh viện đông nhất từ trước tới nay.

Năm nay, số lượng bác sĩ của bệnh viện và y bác sĩ tăng cường hỗ trợ ở lại bệnh viện đông nhất từ trước tới nay.

Đặc biệt nhất là bệnh nhân N.T.T (39 tuổi), mắc COVID-19 và trở nặng khi đang mang thai 29 tuần tuổi, được chuyển lên từ tuyến dưới Nghệ An. Thời điểm nhập viện, chuyển đến Khoa HSTC, bệnh nhân T suy hô hấp nặng, thở máy, duy trì tim, phổi nhân tạo (đặt ECMO). Song tình trạng suy hô hấp nặng của bệnh nhân đã khiến thai lưu.

Ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu trở nên nguy kịch hơn, cuộc hội chẩn có sự tham gia của các bác sĩ Khoa HSTC, Khoa Gây mê, Khoa Ngoại (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ 2) và khoa Sản (BV Phụ sản Trung ương) đã diễn ra trong không khí khẩn trương và trong tích tắc, quyết định mổ bỏ thai lưu, cứu mẹ, tránh nhiễm trùng… được "ấn định".

Các nhân viên y tế theo dõi sát sao các bệnh nhân ở từng phòng bệnh.

Các nhân viên y tế theo dõi sát sao các bệnh nhân ở từng phòng bệnh.

Trở ra từ buồng mổ căng thẳng, kịch tính, BS Đồng Phú Khiêm - Phó Trưởng khoa Hồi HSTC và đồng nghiệp thở phào nhẹ nhõm. Bước vào giờ làm việc bác sĩ Khiêm cùng cộng sự dường như không phút nào ngơi nghỉ. Anh liên tục yêu cầu nhân viên y tế theo dõi sát sao các bệnh nhân ở từng phòng bệnh.

"Thai phụ 29 tuần mắc COVID trở nặng và đặt ECMO em ạ! Định chờ tình trạng mẹ ổn định hơn mới mổ nhưng không được nữa, phải mổ sớm để tránh nhiễm trùng, cứu mẹ. Ca mổ thành công, giờ thì chỉ mong trời phù hộ cho cô ấy hồi phục tốt", giọng bác sĩ Khiêm vang lên.

Là ông bố của 3 con nên đứng trước những ca bệnh thai lưu, BS Khiêm và đồng nghiệp chỉ một tâm niệm "cố gắng, cố gắng bằng tất cả những gì đang có trong tay…". Với tất cả những ca bệnh đang được điều trị tích cực tại Khoa HSTC, BS Khiêm cùng "đồng đội" luôn dành khoảng lặng để rà soát, đánh giá từng bệnh nhân, không để những sự cố đáng tiếc xảy ra.

"Ba hứa… xong việc ba sẽ sớm về!"

Cũng giống bao y, bác sĩ khác, để toàn tâm toàn ý cho công tác điều trị tại bệnh viện thì trước khi tiếp nhận đợt trực dài ngày, BS Đồng Phú Khiêm cũng phó mặc mọi việc gia đình cho "hậu phương". Thời điểm chia sẻ với chúng tôi, BS Khiêm chỉ vừa bắt đầu ca trực được ít ngày.

Việc đón Tết xa nhà với bác sĩ Khiêm là chuyện như "cơm bữa" nhưng năm nay là năm đón Tết ở bệnh viện lâu nhất của anh và nhiều nhân viên y tế. Ở nhà, BS Đồng Phú Khiêm đành phó mặc mọi việc gia đình cho "hậu phương".

Việc đón Tết xa nhà với bác sĩ Khiêm là chuyện như "cơm bữa" nhưng năm nay là năm đón Tết ở bệnh viện lâu nhất của anh và nhiều nhân viên y tế. Ở nhà, BS Đồng Phú Khiêm đành phó mặc mọi việc gia đình cho "hậu phương".

Nhà có 3 con nhỏ, để lo trọn vẹn nhiệm vụ của người thầy thuốc cũng như một người cha, bác sĩ Khiêm chia sẻ may mắn có vợ cùng gia đình hỗ trợ chăm lo cho các con. Ngày lên đường, khi vừa chạm chân đến cổng bệnh viện cũng là lúc thông báo tin nhắn từ "hậu phương" vang liên tục. Những dòng tin gọn ghẽ nhưng lại khiến lòng BS Khiêm thắt lại: "Anh ơi, con ngủ dậy tìm ba, đòi bắt đền mẹ, vì con chưa ngủ dậy mà ba đã đi à?".

"Năm nào phải ở lại trực Tết, vào thời khắc năm mới khi lo hết công việc trên khoa xong tôi đều gọi điện qua Facetime để cùng gia đình đón giao thừa. Ba người con của tôi thì hai bạn lớn khá hiểu chuyện chỉ có bạn nhỏ 4 tuổi thì phải làm công tác tư tưởng.

Lúc nào mình cũng bảo ba phải đi công tác, chống dịch xa nhà, phải làm nhiều nhiều lần nên cảm giác nói trước khi đi thì con không thích chút nào. Tôi nói từ mai ba đi chống dịch nhé, lâu lâu ba mới về… mặc dù khi nghe nói vậy bạn ý có vẻ hiểu rồi nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy thì vẫn khóc, đòi mẹ bắt đền 'con chưa ngủ dậy mà ba đã đi à'.... Những lúc như thế tôi thương, thương lắm", bác sĩ Khiêm xúc động.

Tết Nhâm Dần năm nay, BS Khiêm lại vắng nhà, những bữa cơm quây quần đầu năm mới sẽ thiếu vắng bóng hình anh, thiếu vắng những giây phút cùng nhau đón giao thừa, đón năm mới. Anh đành phải tạm gác lại để dành toàn tâm toàn ý cho những bệnh nhân đang chìm sâu trong hôn mê vì COVID-19.

"Có đôi lúc, anh em đồng nghiệp bảo với nhau thèm được đón khoảnh khắc giao thừa một cách trọn vẹn như lúc COVID-19 chưa xuất hiện. Một vài người bạn thân nhắn tin cho tôi, bảo: "Tết đâu cũng là nhà, ông bạn nhỉ?".

Bệnh viện cũng là nhà, từ ngày có dịch, tôi ở viện nhiều hơn ở nhà", nên giao thừa năm nay, nếu tình hình các ca bệnh tiến triển tích cực hơn, có thể một vài chai vang được khui ra, vài phong bao lì xì, với những tấm bánh chưng, khoanh giò được gửi từ những… "hậu phương", cùng những câu chúc đậm nghĩa tình sẽ được lan tỏa khắp khoa phòng của bệnh viện. Với chúng tôi khi ấy, giữa bác sĩ và bệnh nhân sẽ không còn khoảng cách", anh Khiêm chia sẻ.

Có đôi lúc, bác sĩ Khiêm thèm được đón khoảnh khắc giao thừa một cách trọn vẹn bên gia đình nhưng vì công việc, vì bệnh nhân anh đành tạm gác lại. Trong một góc tường vắng của bệnh viện, người ta thấy vị phó trưởng khoa Hồi sức tích cực rơi nước mắt khi nhớ tới gia đình nhỏ của mình.

Có đôi lúc, bác sĩ Khiêm thèm được đón khoảnh khắc giao thừa một cách trọn vẹn bên gia đình nhưng vì công việc, vì bệnh nhân anh đành tạm gác lại. Trong một góc tường vắng của bệnh viện, người ta thấy vị phó trưởng khoa Hồi sức tích cực rơi nước mắt khi nhớ tới gia đình nhỏ của mình.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự kiến khi tình hình bệnh nhân tiến triển tốt hơn. Còn hiện tại, BS Đồng Phú Khiêm cùng "đồng đội" sẽ vui vẻ đón Tết trên… tinh thần và trên thực tế, những ngày Tết, "anh em" vẫn "bơi" ra làm.

Trải qua nhiều năm đón Tết xa nhà, BS Đồng Phú Khiêm chỉ có một mong mỏi duy nhất, đó là dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn nữa, các ca nặng giảm hơn nữa để người nhà bệnh nhân không còn những lắng lo, để kế hoạch của anh về những chuyến dã ngoại bù đắp cho gia đình được gần hơn nữa và để… 3 bạn nhỏ sớm nhận bù đắp từ của người cha chạc tuổi tứ tuần!.

Giao thừa Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần, từ buồng bệnh, một vài y, bác sĩ, chốc chốc lại hướng mắt về phía trung tâm Thành phố Hà Nội. Nơi có gia đình, người thân, có các con đang thiếu vắng hình bóng người cha.

“Ba hứa… ba sẽ sớm về…”, lời nhắn nghẹn ngào của bác sĩ Khiêm với tư cách một người cha gửi đến các con của mình.

“Ba hứa… ba sẽ sớm về…”, lời nhắn nghẹn ngào của bác sĩ Khiêm với tư cách một người cha gửi đến các con của mình.

Vị bác sĩ này mong muốn năm tới, dịch bệnh được kiểm soát tốt, ca nặng giảm mạnh. Xong việc anh sẽ đưa các con và gia đình đi chơi, du lịch một chuyến.

"Năm mới, tôi muốn gửi lời chúc đến tất cả anh em đồng nghiệp đã và đang chiến đấu không chỉ với Covid-19 mà làm trong lĩnh vực y tế chịu những thiệt thòi nhất định thì trong năm mới mạnh khỏe. Thời gian khó khăn sẽ qua đi để cuộc sống của chúng ta hoàn toàn được bình thương trở lại, anh em bác sĩ sớm được đi lại với gia đình thường xuyên hơn.

Với gia đình, năm mới tôi mong bố mẹ người thân khỏe, cảm ơn bố mẹ trong thời gian qua đã luôn đồng hành hỗ trợ các con, dù thời khắc này, lẽ ra chúng con sẽ được ở bên bố mẹ. Với các con thì các con sẽ hiểu thôi, bố mẹ sẽ có những cách bù đắp cho các con. Mong bố mẹ và người thân thông cảm vì đặc thù công việc. Với các con thì ba sẽ sớm về… ba hứa", bác sĩ Khiêm xúc động chia sẻ.

Gia Đoàn

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/bac-si-tron-con-di-truc-tet-o-benh-vien-la-chan-covid-19-2220221220301710.htm