Bài 2: Tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với tổ chức bộ máy và hoạt động của HĐND các cấp, Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng 'Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031' xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ là đại biểu HĐND chuyên trách; có kế hoạch luân chuyển nhằm tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND tỉnh, cấp huyện; cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh...

Bài 1: Công khai, minh bạch kết luận giám sát

06/10/2024 07:36

Cơ cấucấp ủy viên cùng cấp vớiTrưởng Ban HĐND cấp tỉnh, huyện

Về tổ chức bộ máy của HĐND các cấp, Đề án xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng: chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp, đặc biệt là đại biểu hoạt động chuyên trách, đại biểu trong độ tuổi trẻ và tạo nguồn cán bộ, đại biểu HĐND nhiệm kỳ tiếp theo.

 Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đi thực tế khu vực xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Thiên Thanh. Ảnh: Hoàng Lộc

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đi thực tế khu vực xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Thiên Thanh. Ảnh: Hoàng Lộc

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ là đại biểu HĐND chuyên trách đến công tác tại các cơ quan đảng, cơ quan quản lý nhà nước, về các địa phương và đại biểu HĐND từ các cơ quan khác có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp về hoạt động chuyên trách tại cơ quan HĐND. Có kế hoạch luân chuyển cán bộ cấp phòng có năng lực, được quy hoạch Trưởng, Phó các Ban HĐND và Chánh, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh về các địa phương (cấp huyện) nhằm tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND tỉnh; luân chuyển cán bộ có năng lực, được quy hoạch Trưởng, Phó các Ban HĐND và Chánh, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện về các địa phương (cấp xã) nhằm tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND cấp huyện.

Thường xuyên rà soát, kịp thời bổ sung, kiện toàn bảo đảm số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ở các cấp theo quy định của pháp luật. Rà soát, củng cố, kiện toàn chức danh Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy; đồng thời, là Chủ tịch HĐND bảo đảm đúng quy định, đúng phương án nhân sự đại hội được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong công tác điều động, bố trí cán bộ cần lưu ý, cân nhắc bảo đảm có cơ cấu đại biểu HĐND đại diện cho ngành, lĩnh vực (trừ những trường hợp đặc biệt cán bộ thuộc ngành dọc quản lý).

Cùng với đó, Đảng đoàn HĐND (đối với cấp tỉnh), Thường trực HĐND cấp huyện chủ động phối hợp với ban tổ chức cấp ủy cùng cấp tham mưu ban thường vụ cấp ủy đảng về công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đội ngũ cán bộ là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc trực tiếp cho HĐND.

Chủ động báo cáo các kết luận giám sát, khảo sát

Về hoạt động của HĐND các cấp, cấp ủy đảng các cấp thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời có ý kiến đối với hoạt động của HĐND cùng cấp, nhất là trong cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước bảo đảm thượng tôn pháp luật, phù hợp với thực tiễn địa phương. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, sử dụng ngân sách; những vấn đề có tác động đến tâm tư, tình cảm của đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và những vấn đề quan trọng, nhạy cảm ở địa phương thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quyết định của HĐND; lãnh đạo, chỉ đạo kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng, trình, ban hành nghị quyết của HĐND.

Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, Thường trực cấp ủy nghe Đảng đoàn (đối với cấp tỉnh), Thường trực HĐND cùng cấp báo cáo tình hình hoạt động, tổng hợp những nguyện vọng, kiến nghị của cử tri địa phương để có ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Thường trực cấp ủy mời Thường trực, lãnh đạo các Ban HĐND tham dự các cuộc họp, hội nghị, các cuộc làm việc của ban thường vụ cấp ủy và các cuộc kiểm tra, giám sát của ban thường vụ cấp ủy khi có nội dung liên quan đến những vấn đề quan trọng của địa phương và liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND.

HĐND các cấp có trách nhiệm chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ cấp ủy Đảng cùng cấp về nội dung kỳ họp, về những vấn đề quan trọng thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND cấp mình; chủ động báo cáo, đóng góp ý kiến với cấp ủy đảng cùng cấp để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là trong xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương. Chủ động báo cáo Thường trực cấp ủy cùng cấp các kết luận giám sát, khảo sát của HĐND, Thường trực, các ban, các Tổ đại biểu HĐND để xem xét chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là việc thực hiện các kiến nghị qua khảo sát, giám sát; đồng thời gửi các ban đảng (ban nội chính, ban tổ chức và ủy ban kiểm tra cấp ủy cùng cấp).

BẢO PHƯƠNG

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/bai-2-tao-nguon-can-bo-chuyen-trach-hdnd-post392466.html