Bài cuối: Mỗi dòng tin, mỗi bình luận phải thể hiện tinh thần trách nhiệm
là tinh thần được đúc kết lại sau những chia sẻ của các lãnh đạo các cấp Hội Nhà báo, các hội viên nhà báo. Rõ ràng, nhờ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, mỗi một nhà báo, phóng viên đang dần khẳng định mình, góp phần vào việc hình thành dư luận xã hội lành mạnh trên không gian mạng.
Tiếp tục nêu cao tính trách nhiệm qua sự chuẩn mực trong mỗi phát ngôn trên mạng, trong rèn giũa đạo đức người làm báo, hội viên, góp phần định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội... luôn là nhiệm vụ quan trọng trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn nào.
Bài liên quan
“Lạt mềm buộc chặt”... chứ không phải xử phạt
Bài 2: Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam: Định hướng hội viên tận dụng mặt tích cực của mạng xã hội
Triển khai Quy tắc sử dụng mạng xã hội tới từng Liên Chi hội, Chi hội là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
Bài 4: Hội Nhà báo Hải Phòng: Tuyên truyền bằng nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với thực tế
Bài 5: Tích cực nhận diện, phản bác thông tin sai sự thật
Bài 6: Hội Nhà báo Thanh Hóa phát huy vai trò định hướng tư tưởng cho mỗi hội viên
Cái gốc vẫn là ý thức trách nhiệm vì lợi ích chung
Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam lại có những dấu ấn về đổi mới hoạt động, sáng tạo chuyên môn và chuyên sâu cho từng giải pháp phù hợp với thực tiễn của từng chặng đường phát triển. Sau một thời gian triển khai Quy tắc sử dụng MXH của người làm báo đã cho thấy tầm nhìn, chiếc lược và khát vọng đoàn kết, tập hợp sức mạnh của mỗi hội viên nhà báo trong cả nước của Hội Nhà báo Việt Nam. Thông qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Quy tắc sử dụng MXH của người làm báo được Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kịp thời, mang giá trị định hướng lớn trong hoạt động nghề của đội ngũ những người làm báo.
Có thể nói, từ khi có Quy tắc ứng xử trên MXH của người làm báo, hầu hết Hội Nhà báo các tỉnh, thành các Chi hội và Liên Chi hội đều nghiêm túc triển khai với những cách làm đồng bộ, cụ thể và thiết thực. Việc triển khai không chỉ lồng ghép vào tất cả các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn nghiệp vụ, hội nghị giao ban mà còn có tính sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của từng địa phương, cơ quan đơn vị.
Một lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng chụp ảnh báo chí hiện đại. Ảnh: Lê Tâm
Theo nhà báo Nguyễn Văn Phước Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang, Bộ Quy tắc được từng các chi hội, Liên Chi hội, lãnh đạo các cơ quan báo chí cho đến từng nhà báo phóng viên lĩnh hội, từ đó làm thay đổi về nhận thức lẫn hành vi từng người. Trước mỗi vấn đề chuẩn bị được đánh giá, bình phẩm, góp ý mọi người đều dành ra ít phút để suy xét, cân nhắc hơn trước khi đưa lên mạng. Cùng với Hội Nhà báo sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và ngành Thông tin và Truyền thông được duy trì thường xuyên đã giúp định hướng tư tưởng, cũng như ứng dụng được công nghệ hiện đại vào việc giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm phát sinh khi người làm báo sử dụng MXH. “Người làm báo tham gia MXH đầu tiên phải đảm bảo tính chính trị, tính Đảng, vì mình là nhà báo cách mạng, mình phải thể hiện là người có hiểu biết, hành động mang tính văn hóa, thể hiện vai trò định hướng dư luận xã hội” - Nhà báo Nguyễn Văn Phước Cường khẳng định.
Người làm báo thường dùng ngòi bút của mình để thực hiện quyền phản biện xã hội trước một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của công nghệ, trên một không gian ảo khiến một số cá nhân đều biết cách biến tấu, đặt cái tôi lên trên hết, dễ dãi viết nhanh gỡ lẹ, tất chỉ bằng một cái gạt tay. MXH trở thành nơi để thể hiện những tức tối, bộc phát, thể hiện ý đồ cá nhân, mỉa mai, lặng mạ đối tượng người đó chỉ để thỏa mãn “nỗi niềm” cá nhân. Đã có những nhà báo lập sử dụng nhiều tài khoản MXH ảo để biến mình thành anh hùng bàn phím, tự do phán xét, đăng thông tin không có cơ sở, họ không khác gì như một kẻ ném đá giấu tay trong không gian số. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ để xử lý những vấn đề trên sẽ chỉ xử lý được phần ngọn, cái gốc vẫn là ý thức trách nhiệm vì lợi ích chung.
Chính vì thế quy tắc ra đời không nặng mục đích xử lý, xử lý vi phạm, không hạn chế quyền tự do ngôn luận của người làm báo, ngược lại còn khuyến khích người làm báo tích cực đấu tranh với cái ác, xấu, bất công, thiếu chuẩn mực, vi phạm đạo đức trong xã hội. Tận dụng ưu điểm sự nhanh chóng, tính lan tỏa của MXH vào việc chia sẻ thông tin mang tính định hướng tới công chúng góp phần giữ vững uy tín, sức sáng tạo của người làm báo.
Bài liên quan
Bài 7: Lấy rèn luyện về tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề làm trung tâm
Bài 8: Người làm báo phải như ngọn hải đăng dẫn đường, dẫn dắt và tạo dựng niềm tin cho công chúng
Bài 9: Không chỉ thực hiện nghĩa vụ công dân mà còn là trách nhiệm của người làm báo
Lấy động viên, định hướng hội viên làm căn bản
Trong thời kỳ mới, sự bùng nổ của MXH tiếp tục mang đến cho người làm báo nhiều cơ hội và tạo ra không ít thách thức. Công nghệ phát triển theo hướng hiện đại hơn, tiện ích hơn, MXH sẽ thay đổi nhanh chóng. Điều này đòi hỏi yêu cầu cần thay đổi, nâng cao trách nhiệm của người làm báo trong tình hình mới. Nhà báo không thể đứng ngoài mà phải bắt nhịp, tham gia vào truyền thông xã hội, giúp người dùng có được thông tin đúng, để họ có cơ sở kiểm chứng, đánh giá sự tin cậy, chính xác của thông tin.
Dự thảo báo cáo Đại hội XI HNBVN cũng đặt ra một trong những giải pháp nhiệm kỳ mới đó là: “Đặc biệt chú trọng việc nêu cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, hội viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phát huy vai trò Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí”...
Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh VOV
Rõ ràng là, tinh thần ấy cần thiết phải được lan tỏa hơn nữa tới các cấp Hội để các đơn vị quan tâm, tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp cho những người làm báo trong bối cảnh truyền thông và đời sống xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, sinh động, với nhiều vấn đề mới, phức tạp nảy sinh. Như nhà báo Nguyễn Văn Phước Cường chia sẻ: “Nội dung Bộ quy tắc đều ngắn ngọn, dễ nhớ dễ thuộc, ai cũng dễ dàng thực hiện. Vấn đề lớn nhất là các cấp Hội, các cơ quan báo chí cần thể hiện trách nhiệm của đơn vị mình, lấy động viên định hướng hội viên làm căn bản. Mỗi nhà báo có ý thức, trách nhiệm, coi đó như là chất đề kháng, giữ vững lập trường trước mọi biến đổi”.
Muốn thực hiện được điều ấy, mỗi người làm báo cần tạo ra cho mình những ứng xử chuẩn mực trên mạng xã hội, không chỉ là like, comment, share mà cần chủ động tạo ra những “vùng xanh” trên chính “ngôi nhà ảo” ấy để góp phần quan trọng lan tỏa những tin tức tích cực, phản bác những tin xấu độc, sai sự thật, lành mạnh hóa môi trường thông tin. Trên thực tế, suốt nhiều tháng qua, cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 đội ngũ người làm báo lại tiếp tục xung phong vào tâm dịch, phản ánh hơi thở cuộc sống, phản bác lại những thông tin thiếu chính xác, chưa đầy đủ, sai sự thật trên MXH. Đi đầu trong hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, đội ngũ phóng viên, nhà báo ở mọi miền của Tổ quốc lại tìm đến nhau, kết nối qua MXH để tinh thần sẻ chia và lòng nhân ái được khơi dậy và lan tỏa... Từ đó định hướng dư luận xã hội, góp phần làm tròn vai trò sứ mệnh của người làm báo trong thời đại công nghệ 4.0.
Có thể nói, hòa nhập nhưng không hòa tan, người làm báo cần mạnh dạn, chủ động tiếp cận thông tin trên MXH, coi đó là một kênh thông tin đầu vào cần thiết để phục vụ cho hoạt động tác nghiệp. Nhưng khi tham gia cần thể hiện trách nhiệm của mình nghĩa là thông tin phải chính xác, nhanh nhạy, kịp thời, có tính định hướng. Trong giai đoạn mới, Quy tắc sử dụng MXH của người làm báo vẫn giữ vai trò định hướng soi đường và quan trọng hơn là để mỗi người rèn luyện, duy trì cho mình những hành vi và cách ứng xử phù hợp, không vi phạm pháp luật, tận dụng MXH vào hoạt động có ích, góp phần xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, tiến bộ. Mỗi cơ quan đơn vị báo chí cần duy trì thường xuyên việc triển khai quy tắc và mấu chốt là giáo dục đạo đức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và động viên chia sẻ kịp thời tới các hội viên, nhà báo những lúc khó khăn.