Bài diễn văn về 'bố thí' trong đạo Phật

Bố thí cốt ở lòng thực thương chúng sinh, không cử phải có tải có lực mới làm nổi. Nếu ta chân tâm thương xót chúng sinh, thương xót nhân loại, thương xót chủng tộc thì bất cứ việc gì nhỏ, ta thấy là việc có thể ích lợi cho chúng sinh, bớt khổ cho chủng loại, ta hết sức làm..

Bố thí cốt ở lòng thực thương chúng sinh, không cử phải có tải có lực mới làm nổi. Nếu ta chân tâm thương xót chúng sinh, thương xót nhân loại, thương xót chủng tộc thì bất cứ việc gì nhỏ, ta thấy là việc có thể ích lợi cho chúng sinh, bớt khổ cho chủng loại, ta hết sức làm..

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ- số 04

BỐ THÍ

Bài diễn văn của quan Bố chánh Nguyễn- Huy-Xương diễn tại chùa Vẽ (huyện Hải- An, Kiến-An).

Nhân việc khai diễn–đàn là việc bố-thí mà là bố-thí cho tinh thần, là công–cuộc rất to lớn, nên tôi chọn ngay đầu đề hai chữ bố-thí mà diễn–giảng.

Bố thí. Chữ bố là rộng, là khắp mọi nơi; thílà cho. là phân ra; hai chữ ấy nghĩa thế nào các ngài vốn đã hiểu tôi, bất–tất phải giải–thích nhiều. Phật dậy phép tu–hành lên Bồ-Tát có sáu bậc (Lục–độ) thì bố–thí là bậc đầu tiên rồi mới đến tri–giới, tinh–tiến, nhẫn nhục, tri–tuệ, thuyền-định. Vậy bố thí là điều rất cần cho nhà tu–hành mà lại là một điều có ảnh hưởng rất hay đến xã–hội nữa.

Chùa Linh Hoa Phúc Tự hay còn đươc gọi là chùa Vẽ thuộc phường Đông Hải, quận Hải An, Hải Phòng.Nguồn: st

Trong thế–gian chúng–sinh đều khổ, nơi khổ ít nơi khổ nhiều thì bất–cứ ai cũng phải có lòng bố–thì mới là người được, mà chúng ta là con nhà Phật thì hàng ngày phải lo bố-thí cho thành quả phúc; vì rằng: đã biết cỏ nhân–quả thì ta phải gây lấy nhân tốt đề sau có quả hay; đã biết cả luân–hồi, ta tất phải sống hết kiếp này sang kiếp khác, thế mà nếu kiếp này đã không lo tu–nhân tích–đức thì mong sao kiếp sau được hưởng phúc lành.

Nói đến phải bố-thí hàng ngày tất các ông các bà tự hỏi rằng “ kẻ có lái có lực mới bố được, còn đến như người cùng túng thì bố thí làm sao, lấy gì mà bố thí?”.

Tôi xin thưa rằng: ”Bố thí cốt ở lòng thực thương chúng sinh. Không cử phải có tải có lực mới làm nổi. Nếu ta chân tâm thương xót chúng sinh, thương xót nhân loại, thương xót chủng tộc thì bất cứ việc gì nhỏ, ta thấy là việc có thể ích lợi cho chúng sinh, bớt khổ cho chủng loại, ta hết sức làm; là làm được đến đâu ta phải làm đến đấy; như vậy ta cũng được công quả rất to, chủ có phải cứ có tiền tài, có thực phẩm tung tản ra cứu giúp kẻ khác mới là bố-thí đâu.”

Phật gia chia bố-thi ra làm 6 hạng; bởi trong người ta có lục căn hay là lục trần là nhỡn (mắt), nhĩ (tai), ty (mũi), thiệt (lưỡi), thân (thân-thề) ý (y-nghĩ) cho nên có 6 điều muốn (lục-dục) như mắt ưa thích cái đẹp; tại ưa thích nghe những tiếng hay, giọng ngọt; lưỡi hay là miệng thích ăn những vị ngon ngọt, hoặc chúa cay; thân thẻ ưa những cái trang hoàng lịch sự, ưa dùng những đồ tơ lụa vân vân…..;ý nghĩ thì thích được danh giả, quyền thể văn văn.

Bởi có lục căn sinh ra lục-dục như thế, cho nên bố-thi cũng chia ra làm 6 hạng là: sắc thí, thanh thí, hưởng thí, vi thí, súc thí, pháp thí, đề đối với lục-dục.

Sắc- thí là thể nào ? Chữ sắc của nhà Phật là gồm cả các cái trông thấy như là bức tranh vẽ khéo, pho tượng tạc o, các thứ kỹ xảo, các đồ mỹ thuật, các châu-báu, các thủ cây cỏ hoa lá, sông, núi, phong-cảnh, đèn đài đều là sắc cả. Sắc tức là hình sắc của các thứ, chứ không phải nói riêng một nữ sắc mà thôi đậu.

Vì như ta giống được vườn hoa đẹp cho thiên-hạ ngoạn cảnh, có đồ mỹ-thuật bầy ra cho người xem quên được phiền-não đi phút chốc, như thế là sắc-thí. Nhưng sắc-thí không gì bằng vẻ mặt con người tạ.

Ta trở nên vì giàu có, hoặc vì quyền quý, mà làm ra vẻ mặt kiêu căng, đã không ích lợi gì cho ai, mà lại mua lấy cái căm cái ghét của người khác vào mình. Nếu ta biết giữ lấy vẻ mặt tự-nhiên bình tĩnh khiêm tốn, làm cho nhân vật hoàn cảnh la được vui vẻ, khỏi phải hờn phận tủi duyên, tức là một cách bố-thi rất quỷ bầu.

Tôi ước ao rằng các bà, các cô có tư-dung diễn-lệ, nên hiểu thấu lẽ đó mà đem nét mặt tự nhiên vui vẻ, nụ cười tươi tỉnh đối đãi với kẻ khác cho người kém phận kém duyên khỏi cực khổ, cách bố thí ấy rất dễ dàng, nếu không làm chẳng đáng tiếc lắm ru.

Thanh-thí: Là lấy lời nói, tiếng hát, tiếng đàn mà giải phiền não, diệt sầu khô cho chủng sinh, ví như đi quãng đường giải, mọi người cùng mỏi mệ, gặp ai có giọng hay, cất tiếng hát làm cả đoàn cùng vui vẻ, thế tức là thanh-thí.

Hoặc ta thấy người khác gặp cảnh sầu bi, ta lấy lời khuyên giải, hoặc đối với người nghèo hèn, kẻ lôi kở, ta ăn nói khoan–hỏa, lấy lời dịu dàng chỉ bảo cho người ta được hài lòng, đó chính là thanh-thí.

Hương-thí: Ta ở đâu ta làm chốn ấy sạch sẽ, không có mùi ô uế để cho những người cùng với ta hoặc những khách qua đường khỏi phải ngửi hỏi thối, đẩy tức là hương thí, chứ không phải cứ có hương hoa đem cho người là ngửi mới là hương-thí đủ. Sự bố-thị này thực là dễ. mọi người đều có thể làm được, mà lại được công quả hơn những ai ai đem tắm gội nước hoa vào người, vì thường những người ấy làm như vậy là vị mình, hoặc vị một ý-trung nhân của mình, chủ không phải vị đại chúng.

Vị-thí: Là đem phẩm thực cung cấp cho người khác, nhưng cốt phải vì tấm lòng chân thành, tấm lòng làn–tuất mới là bố– được. Như ta ăn miếng ngon, có kẻ khác đến nhà ta, muốn người ấy cũng được biết cải ngon như ta mà đem mời ăn, thế là bố–thi,song nếu ta đem mời cốt ỷ để khoe khoang thì lại không thực là bố thí lại không được công quả.

Lại như ta chần cấp cho kẻ khác, dù một ly một lý, tùy tải tùy lực mình nhưng cốt là vì lòng thương xót thì mới là bố-thí. Nếu chần cấp cho kẻ khó, mong hưởng bảo thì lại thành vị mình, chứ không phải vị kẻ khó nữa. Như thế cũng không được là bố-thí. Đến những hạng người chân cấp cho những kẻ khó đề mưu đồ danh lợi thì quyết không phải là bố-thi chút nào. Những hạng này phi ra trăm nghìn mà vị tất đã được quả phúc bằng người nghèo khổ thương nhau cứu nhau một vài đồng trinh.

Súc thí: Là bố-thí các sự thuộc về thân thể chủng sinh, như làm cầu quản cho người ta trú ẩn khi mưa khi nắng, trồng cây cho người ta nghỉ mát, cấp quần áo chăn chiếu cho kẻ nghèo khó, cấp thuốc thang cho kẻ ốm đau đều là súc thí.

Ta thấy kẻ khác làm công việc nặng nhọc, hoặc thấy con trâu, con bò, con lừa, con ngựa kéo nặng, ta giúp sức vào cũng là súc-thi. Ta mang con chó, con lợn; con ngỗng, con vịt, con gà, con chim, chờ trói chân hoặc buộc cảnh xách ngược lên, chớ làm cho nó phải đấu khổ, đó cũng là bố-thí. Ta có kẻ ăn người làm với ta, ta tìm cách cho họ bớt nặng nhọc, tránh cho họ những cải vất vả vô ích để họ được thư nhàn chút ít, thế cũng là bố-thí.

Thưa các ngài, sự súc-thi này không phải có tiền tải mới làm được, miễn là có chút lòng thương người, thương vật thì bố-thi được hàng ngày.

Pháp-thí. Là điều khó hơn cả, mà không phải ai cũng làm nồi. Pháp-thí lúc là đem giáo lý của nhà Phật ra giảng giải cho người ta nghe, cho người ta hiểu được đạo lý của nhà Phật ít nhiều.

Duyên là chúng sinh vốn vì vô-minh, vì tối tăm không biết rõ thế nào là phải trái, không phân biệt điều lành điều chẳng lành được chính xác, cho nên thường ăn ở sai lầm, phạm vào tội lỗi, phải trụy trong vòng luân-hồi. Thế mà đem kinh sách ra giảng giải, khuyến hóa được người khiến cho người biết phân biệt tả, chinh, thị, phi, thi công đúc ấy thực là to nói không hết được.

Đây tôi xin lược dịch một vài đoạn trong kinh “Kim- cương” chỗ Phật nói về bố-thi cho môn đồ là ông Tư-bồ- đề ( tức là đạo thiện-hiền ) đề cùng nghe.

Phật nói: ”này ông Tu-bồ-đề, nếu mà vị bồ-tát nào trong làm còn có ngã-tưởng, nhân-tưởng, chúng-sinh-tưởng, thọ- gia-tưởng tức là chưa thành được Bồ Tát.”

Tôi trộm giải nghĩa rằng : các vị bồ-tát tất phải là những vị rất trong sạch, không còn chút mấy may trần dục dinh vào; nếu trong lòng còn tham điều ti lị gì, tức là vy-kỷ, là đã phạm vào ngã-tưởng rồi ; nếu trong lòng giận giữ một ti gì thì đã phân biệt ra thân người khác, là đã phạm vào nhân tưởng rồi; nếu mong mỏi được sinh lên các cõi trời thì đã phạm vào chúng-sinh-tưởng rồi; nếu luyến ái một sự gì túc là mong sống lâu thì đã phạm vào thọ-gia-tưởng rồi.

Trong bốn điều ấy mà còn vướng vào một điều, cũng chưa thành Bồ Tát. Đến đoạn sau Phật lại hỏi :” Này ông Tu-bồ-đề, ý câu này là thế nào; vi như người có châu-báu xếp đầy cả thế gian mà đem bố-thí, người ấy được phúc đức, nhưng có kể là thực phúc đức không? ”

Ông Tu-bồ-đề thưa: ” Tâu Đức Thế-tôn, người ấy được phúc đức nhiều lắm, nhưng chưa kể là thực phúc đức.”

Phật lại hỏi : ”Ví như có người đem kinh Kim-cương này ra thụ-tri (đọc và suy nghĩ) cho hiểu thấu bốn câu kẻ. vô-na-tưởng, nhân lương, chủng-sinh-tuởng, thọ – giả – tưởng rồi đem diễn giảng cho kẻ khác hiểu thì người này được phúc đức hơn kẻ có của bố-thi kia. Tại làm sao đây Này ông Tu bồ-đề; là bởi nhất thiết chư Phật đạo và thượng chính giác đều bởi đọc kinh kim-cương mà thành được… ”

Thưa các ngài, đẩy là Phật nói pháp bố-thi thi công đức to lớn vô lường.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

Vậy tôi xin cầu Phật- tổ phù hộ cho các vị sư đây cùng các thiện nam tin-nữ, đều biết để tâm vào việc bố thi, các đường bố-thi đều có ảnh hưởng sâu xa đến tư cách con người ta và đến cuộc tiến-hóa của xã hội; xã-hội là đương cần tiến hóa nên la lại cảng phải để tâm đến việc bố thi lắm vậy,

Như pháp-thi thì khiến người đời hiểu dần dần đạo lý nhà Phật mà tỉnh ngộ, không bị lửa dục hun đốt khổn khô trong lòng; không say đắm danh-lại, đến nỗi chịu xì- nhục mất cả tư cách con người. Pháp-thí tức là mở đường diệt khổ cho chúng sinh, đề được biết cõi yên-vui, biết đem tri tưởng lên rằng siêu việt thanh cao. Còn như sắc, thanh, hương, vị, súc bố-thi thi là đề giúp cho người ta được no đủ sung sướng mọi bề.

Thưa các ngài thử suy nghĩ xem: một người nghĩ đến sắc thí, thì đối với người khác tất phải giữ lấy vẻ mặt tự nhiên, khiêm tốn, tươi-cười; nghĩ đến thanh thí tất phải ăn nói dịu giảng, phải tránh những giọng chua cay, những nhời độc ác; nghĩ đến hương-thí thì tất phải ăn sạch sẽ nghĩ đến vị-thí tất phải bớt ăn tiêu, bớt sa sỉ để cứu cấp kẻ nghèo túng; nghĩ đến súc-thi thì tất phải khoan-dung đối với tôi tớ, giúp đỡ mọi người, thương xót súc sinh.

Xin các ngài xét như vậy có phải chỉ vì một lòng bố thí mà là có thể nên người hoàn toàn, ở đâu thời đấy được vui vẻ ở đâu thời đấy được nhờ cậy, thành một người ích lợi cho gia-đình, ích lợi cho xã-hội.Tôi xin hỏi các ngài: nếu một nước mà được nhiều người gia tâm bố thí, thời nước ấy có thịnh vượng hay không người nước ấy có thái-binh vui vẻ hay không ?

Vậy thì cái nghĩa vụ của chư-tăng và của nhân viên trong hội Phật-Giáo, và của tất cả mọi người phải thế nảo? Tôi tưởng không cần phải giải thuyết giải.Chữ bố thí của nhà Phật tức như chữ nhân – của Không học, đem ra thực hành không sai chút nào.Sau hết, tôi xin nói đến bậc bố-thí ”tuyệt-vời” của nhà Phật là vô úy-thí.

Vô-úy-thí là đã bố-thí thời không tiếc gì, không sợ gì, còn là cứu được vận mệnh cho chúng sinh thì thôi. Nếu cần phải bố thí cả cánh tay, thời cắt cái cánh tay ; nếu cần phải bố-thí cái chân thì cắt chân đi; nếu cần phải bố-thí con mắt thì khoét mắt đi; nếu cần phải bố-thí cái đầu thì chặt đầu đi, thế là Vô-úy-thí.

Tôi xem sách nói: xưa kia một kiếp đức Phật còn tu hành chưa thành chính-quả, một hôm, Phật đi cùng với môn đồ qua một khu rừng rậm, chợt nghe thấy hổ gầm thét ghê khiếp, Phật cùng môn đồ lại xem thấy ở chân núi sâu thẳm một con hổ cái, đi với hai ba con hồ con đang ở trong một cái vực cùng đói khát kêu gào, Phật động lòng thương xót, bảo môn-đồ tìm thực phẩm cho hổ ăn, nhưng đường đi xa, tìm mãi không thấy, môn-đồ trở lại, đức Phật thấy con hồ cái đè con hổ con ra cắn đề ăn thịt, Phật thương xót không cầm lòng được bèn lăn minh xuống vực, hỏa đi cho hồ ăn. Khi các tông-đồ trở lại thì chỉ còn thấy mùi hương thơm nức cả khu rừng, ấy Vô-úy- là thế.

Trong đời ta cũng thường thấy việc Vô ủy-: như người nhảy vào lửa cứu người bị cháy, nhảy xuống sông cửu kẻ đắm đuối cũng là vô úy thí cả.

Vậy thời không phải riêng những bậc Bồ Tát mới làm nổi vô úy thí.

Người đời vì nghĩa vụ, vì lòng cứu vớt chủng loại mà chết cũng là vô úy thí, cũng được sánh vào bậc Bồ Tát cả, ta chớ quên. Nhưng tôi không dám yêu cầu các ngài, ai ai cũng gặp dịp phi-thường, mà cũng làm nổi Vô úy thí.

Tôi chỉ mong sao các ngài đề tâm làm việc bố-thí hàng ngày, thời cũng đã được quả phúc vô ngần, cũng đã bổ ích cho xã-hội ta, bổ ích cho cuộc tiến hóa của nước ta một cách rất đích đáng.

Tôi thiết nghĩ: Ai mà lúc lâm chung nói được rằng: ”Tôi đã bố thí cả một đời tôi ” Người ấy tức là bậc Bồ Tát vây.

NAM-MÔ-A-DI-ĐÀ PHẬT

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ- số 04

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/bo-thi-trong-dao-phat-3-2024.html