Bài thuốc hỗ trợ điều trị cường tuyến giáp

Cường giáp là một bệnh nội tiết thường gặp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (4/1), ở độ tuổi 30 – 45 và hay phát ra sau một chấn thương thần kinh mạnh.

Bệnh cường tuyến giáp gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi 30-45.

Bệnh cường tuyến giáp gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi 30-45.

Nguyên nhân do yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể, làm tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh bệnh, kèm theo to tuyến giáp. Người bệnh có biểu hiện: tính tình nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, dễ đói, tâm trạng thay đổi thất thường, rối loạn kinh nguyệt, chân tay lạnh, cảm thấy rất lạnh về mùa đông và nóng quá mức về mùa hè, người gầy sút cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi…

Theo y học cổ truyền, bệnh cường giáp thuộc phạm trù chứng “can hỏa”, “anh lựu”. Chứng anh lưu phát sinh không do âm dương chính khí kết thũng thì cũng do ngũ tạng ứ huyết, trọc khí đàm trệ gây ra. Bệnh liên quan đến rối loạn tình chí; bệnh lý chủ yếu là do khí uất, đàm kết, huyết ứ, hỏa uất, âm hư gây nên.

Thông thường bệnh phát từ từ; triệu chứng lâm sàng mức độ nặng nhẹ khác nhau (nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng). Một số ít bệnh nhân do chấn thương tinh thần hoặc do nhiễm khuẩn tuyến giáp mà bệnh phát đột ngột. Trên lâm sàng, bệnh thường là đàm hỏa hư thực thác tạp nên có thể phân theo thể nhẹ, nặng, chứng nguy và biến chứng để điều trị.

Chứng nhẹ: giai đoạn mới mắc, bệnh nhân thấy bứt rứt, tính tình nóng nảy, mệt mỏi, tim hồi hộp đánh trống ngực, sút cân, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền tế sác. Nguyên nhân chủ yếu do can khí uất đàm kết sinh hỏa nhiễu tâm. Phép trị: chủ yếu sơ can thanh tâm, hóa đàm tán kết. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1- Đơn chi tiêu dao tán hợp với Toan táo nhân thang gia giảm: chi tử sao 12g, tri mẫu 10g, liên tử 10g, đơn bì 12g, sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, toan táo nhân 16g, viễn chí 10g, bối mẫu 10g, hải tảo 24g, mẫu lệ 30g. Sắc uống.

Chi tử (hạt của cây dành dành) khô là vị thuốc trong bài “Đơn chi tiêu dao tán” trị cường tuyến giáp giai đoạn mới mắc (chứng nhẹ).

Chi tử (hạt của cây dành dành) khô là vị thuốc trong bài “Đơn chi tiêu dao tán” trị cường tuyến giáp giai đoạn mới mắc (chứng nhẹ).

Bài 2: trân châu mẫu 40g, bá tử nhân 12g, đơn sâm 20g, miết giáp (chế) 16g, sài hồ 8g, côn bố 16g, chích thảo 20g, sinh long cốt (sắc trước) 12g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 12g, phù tiểu mạch 40g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 12g, hoàng dược tử 16g, hải phù thạch 80g. Sắc uống. Bài này dùng cho các trường hợp nhẹ. Nếu kết quả tốt, chuyển sang dùng thuốc hoàn hoặc cao trong 2 – 3 tháng. Trường hợp không khỏi chuyển sang dùng thuốc theo phép trị chứng nặng.

Chứng nặng: các triệu chứng trên đều nặng hơn, người bệnh sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, dễ đói, ăn nhiều, nam liệt dương, nữ tắt kinh, sút cân nhiều hơn, mặt đỏ ửng, tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch tế sác hoặc kết đại. Nguyên nhân do khí uất đàm kết, táo hỏa. Phép trị: hóa đàm tán kết. Dùng bài thuốc: đảng sâm 16g, phục linh 12g, phù tiểu mạch 40g, đương quy 40g, sài hồ 8g, hoàng dược tử 16g, côn bố 16g, chích thảo 40g, phục thần 12g, sinh thạch cao (sắc trước) 40g, sinh long cốt (sắc trước) 12g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 12g, hải phù thạch 80g, bá tử nhân 12g, xích thược 12g, bạch thược 12g. Sắc uống.

Côn bố (tảo biển) là vị thuốc trị cường tuyến giáp giai đoạn bệnh nặng hơn (chứng nặng).

Côn bố (tảo biển) là vị thuốc trị cường tuyến giáp giai đoạn bệnh nặng hơn (chứng nặng).

Chứng nguy: người bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói mê sảng; hoặc sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, tinh thần lạnh nhạt, mạch tế vi khó bắt, huyết áp hạ, có thể có vàng da. Nguyên nhân do táo hỏa cực thịnh làm suy kiệt khí âm nên cần kết hợp Tây y để truyền dịch cấp cứu hồi sức. Phép trị: hồi dương cố thoát, ích khí liễm âm. Dùng bài thuốc Sâm phụ thang để hỗ trợ: nhân sâm 30g, phụ tử 15g. Sắc cho uống qua sonde, kết hợp thở oxy, truyền dịch glucoza 5 – 10%, số lượng vừa phải tùy theo tình hình, tốc độ không nên quá nhanh, kết hợp với thuốc tây trị suy giáp.

Nhân sâm là vị thuốc trong bài “Sâm phụ thang” hỗ trợ trị cường tuyến giáp giai đoạn người bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói mê sảng…

Nhân sâm là vị thuốc trong bài “Sâm phụ thang” hỗ trợ trị cường tuyến giáp giai đoạn người bệnh sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng hốt, nói mê sảng…

Biến chứng: người bệnh đánh trống ngực, hồi hộp, tức ngực khó thở, vùng trước tim đau. Cơ bắp yếu mềm, đi lại khó khăn do nồng độ kali máu hạ. Đau ngực (hung tý) do can khí uất trệ, nhiệt đàm làm tắt kinh lạc. Phép trị là sơ can thông lạc, thanh nhiệt hóa đàm. Dùng một trong các bài thuốc sau để hỗ trợ:

Bài 1: đương quy 15g, bạch thược 15g, hương phụ 15g, huyền sâm 15g, sài hồ 10g, bạch linh 10g, bạc hà 10g, uất kim 10g, hoàng cầm 10g, bạch truật 12g, đơn bì 12g, chi tử 12g, hạ khô thảo 24g. Sắc uống. Tác dụng sơ can thanh nhiệt. Trị thể can uất hóa nhiệt.

Nếu tim hồi hộp không yên, gia bá tử nhân 30g, khổ sâm 15g, ngũ vị tử 15g. Khi hết đau ngực (hung tý tuyên thống), tiếp tục phép trị theo chứng nặng, gia thuốc hoạt huyết hóa ứ.

Bài 2 - Bổ tâm đơn gia giảm: sa sâm 16g, huyền sâm 12g, đơn sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, bá tử nhân 12g, ngũ vị tử 4g, táo nhân sao 20g, viễn chí 6g, chu sa (tán bột mịn, hòa vào thuốc sắc, uống) 1g, hạ khô thảo 20g, mẫu lệ 15g, hải tảo 10g, côn bố 10g. Sắc uống.

Chân tay mềm yếu: do can thịnh tỳ hư, khí thoát đàm kết, dùng các vị: đơn bì, chi tử, thái tử sâm, bạch truật sống, chích hoàng kỳ, khương bán hạ, thanh bì, trần bì, ngưu tất, tàm sa, côn bố; liều lượng bằng nhau. Sắc uống. Khi có kết quả tiếp tục dùng thuốc theo chứng nhẹ.

BS. Phương Thảo

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-ho-tro-dieu-tri-cuong-tuyen-giap-n190944.html