Bài toán '10 - 7 = 3' nhưng bị gạch sai, cách giải thích của cô giáo sau đó khiến nhiều người vỡ lẽ
Tưởng như đây chỉ là một bài toán trừ thông thường, nào ngờ câu cách giải thích sau đó của cô giáo khiến nhiều phụ huynh ngã ngửa vì bất ngờ.
Ai nói rằng toán tiểu học là dễ thì chắc chắn rằng, đây là những người hoặc đã ở vào độ tuổi trưởng thành, trung niên, hoặc chưa có cơ hội xem qua các bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 1, 2,… Bởi lẽ với sự phát triển như hiện tại, nhiều nhà làm giáo dục đã quyết định nâng độ khó của các bài toán lên một tầm cao mới nhằm giúp các cô cậu học trò rèn luyện tư duy logic của mình.
Mới đây, nhiều phụ huynh ở Trung Quốc đã không khỏi hoang mang trước việc con của mình đưa ra đáp án đúng nhưng bị gạch bỏ trong một bài toán trừ vô cùng đơn giản. Theo đó yêu cầu mà đề bài đưa ra là: “Một xe ô tô có 10 chỗ ngồi, trong đó 7 trẻ em đã ngồi chiếm chỗ. Hỏi còn bao nhiêu vị trí trống cho trẻ em?”.
Cô học trò nhỏ sau đó còn đưa ra lời giải thích cho đáp án của mình, rằng: “Vì đã có 7 chỗ bị thế nên xe ô tô còn 10 - 7 = 3 vị trí”. Tuy nhiên cô giáo thì lại cho rằng đáp án này là sai và gạch bỏ, không cho điểm nữ sinh.
Sự việc sau đó đã được phụ huynh của cô bé phát hiện và cũng cực kỳ thắc mắc, không biết tại sao lại sai và đáp án chính xác là bao nhiêu thì mới đúng. Sau khi chia sẻ lên một group dành cho phụ huynh, bà mẹ này cũng phát hiện con mình không phải là trường hợp duy nhất bị gạch sai mà vẫn còn nhiều học sinh khác rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Những phụ huynh này đã đem thắc mắc của mình đến hỏi giáo viên dạy toán cho con em họ, và câu trả lời của cô giáo sau đó khiến nhiều người bất ngờ. Theo lời giải thích của cô giáo thì 7 trẻ em đã ngồi chiếm chỗ, nhưng trên xe ô tô bắt buộc phải có 1 người tài xế lớn tuổi thì mới đảm bảo an toàn giao thông. Như vậy, số ghế ngồi còn thừa phải là: 10 - 7 - 1 = 2.
Cô giáo này cũng giải thích thêm, vì trẻ em thời nay phát triển sớm và cũng được bố mẹ dạy học trước nên giáo viên này muốn tăng độ khó của bài nhằm giúp các em có thể phát triển hơn về tư duy của mình.
Trước đó một bài toán tiểu học về số thỏ trong hình tại Trung Quốc cũng đã tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội. Cụ thể đề của bài toán này như sau: “Có 4 căn nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ. Hỏi có tổng cộng bao nhiêu con thỏ trong bức hình”.
Không cần suy nghĩ gì nhiều, cô học trò sau đó đã đưa ra đáp án là “4 x con thỏ”. Có lẽ ngay cả chúng ta thì đáp án đưa ra cũng sẽ là 16 bởi 4 nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ thì phép tính nhân 4 x 4 sẽ cho ra kết quả 16. Tuy nhiên cô giáo chấm bài đã gạt bỏ đáp án này và bài kiểm tra của nữ sinh chỉ nhận được 95/100 điểm.
Vốn là một học sinh giỏi trên lớp nên kết quả này khiến cô bạn nhỏ vô cùng ấm ức, đẹp chuyện này nói với bố mẹ. Phụ huynh của cô nàng cũng đã gọi điện thoại cho cô giáo để làm cho “ra ngô ra khoai” sự việc. Tuy nhiên lời giải thích của cô giáo đã khiến phụ huynh chỉ còn biết im lặng:
“4 căn nhà, mỗi nhà có 4 con thỏ. Nên số thỏ trong nhà là 16 con. Tuy nhiên, phải tính thêm con thỏ đang nói chuyện bên ngoài. Tức là có 16 + con”.
Thì ra đây thực chất không phải là một bài toán nhân thông thường mà lại là câu hỏi mẹo. Nếu chỉ tính số con thỏ trong nhà thì đáp án là 16, tuy nhiên đề bài lại yêu cầu tính số con thỏ trong bức hình thì số lượng thỏ phải cộng thêm 1.
Ngay sau khi được chia sẻ, câu hỏi này đã thu hút sự quan tâm từ phía dân mạng. Đa phần trong số này đều tỏ ra đồng tình trước cách lý giải của cô giáo, đồng thời cho rằng việc học sinh sớm tiếp cận với những dạng toán tư duy thế này sẽ giúp con trẻ nhanh chóng phát triển vượt bậc, đồng thời có thể hình thành được khả năng nhạy bén, quan sát xung quanh ngay trong chính cuộc sống hằng ngày.