Bản anh hùng ca vĩ đại

PTĐT  - … Sau những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, khí thế giải phóng miền Nam của quân và dân ta đang dâng lên mạnh mẽ, lực lượng quân sự, chính trị của ta dồi dào và sung sức.

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng. Ảnh tư liệu

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng. Ảnh tư liệu

PTĐT - … Sau những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, khí thế giải phóng miền Nam của quân và dân ta đang dâng lên mạnh mẽ, lực lượng quân sự, chính trị của ta dồi dào và sung sức. Thế và lực của cách mạng miền Nam đang phát triển theo cấp số nhân. Ta đã tạo ra được thời cơ chiến lược mới rất thuận lợi để giải phóng Sài Gòn- Gia Định, giải phóng miền Nam... Vì vậy Bộ Chính trị quyết định: “Nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược, với tư tưởng thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể để chậm...”.

Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, từ năm hướng, quân ta rầm rập tiến vào bao vây sào huyệt đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn- Gia Định.
Quân đoàn 3 chỉ sau 10 ngày thành lập, đã được vinh dự nhận nhiệm vụ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn- Gia Định. Ngày 14 tháng 4, sư đoàn 316 và bộ phận cán bộ đi chuẩn bị bắt đầu hành quân vào Đồng Xoài. Sư đoàn 320 hành quân theo đường 14 qua Đức Lập, Bình Long và miền Đông Nam Bộ. Sư đoàn 10 hành quân theo đường liên tỉnh nối với đường 20 bao vây Bắc Sài Gòn.Đường hành quân của Quân đoàn có đèo cao, dốc đứng, rừng núi bạt ngàn của dãy Trường Sơn hùng vĩ, đi qua những rừng cà phê, cao su bạt ngàn xanh biếc; những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những đoàn xe công trình, xe xích, xe tăng, thiết giáp, xe kéo pháo rầm rập ngày đêm nhằm hướng Nam thẳng tiến.Nhiệm vụ của Quân đoàn lần này là hết sức nặng nề, nhưng vô cùng vẻ vang. Quân đoàn đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch, từ phía Tây- Bắc vào Sài Gòn. Có nhiệm vụ: Tiến công tiêu diệt căn cứ Đồng Dù; thực hiện chia cắt tuyến phòng thủ Đồng Dù, Tân Quy, Củ Chi, Trảng Bàng, bao vây tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy không cho co cụm về Sài Gòn... Tổ chức lực lượng đột kích mạnh binh chủng hợp thành thọc sâu vào Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, hợp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, làm chủ quận 3; phát triển tiến công hợp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm Dinh Độc Lập, biệt Khu thủ đô, giải phóng quận 1, quận 10...

Sáng 30/4/1975, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.

Sáng 30/4/1975, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong những ngày này, Tòa soạn báo Binh Đoàn Tây Nguyên đã bám sát đội hình chiến đấu, phân công phóng viên đi cùng các mũi, hướng tấn công; cùng với nhà in gấp rút in những lời cổ động và hàng vạn tờ sơ đồ thành phố Sài Gòn thu nhỏ để kịp thời phát cho các đơn vị.Tôi được phân công đi với mũi tiến công sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù. Trực tiếp đi cùng trung đoàn 64 có nhiệm vụ bọc lót vòng ngoài, chặn và tiêu diệt địch rút chạy; giữ vững cầu Bông- cây cầu độc đạo trên đường số 1 về Sài Gòn.2 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4, sư đoàn 320 đã xiết chặt vòng vây; các cụm pháo binh đồng loạt nổ súng bắn vào căn cứ Đồng Dù, các đơn vị bộ binh dùng bộc phá mở cửa, quân địch bị nhốt chặt... Lúc này các chiến sĩ đặc công trung đoàn 198 đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng...Trận đánh căn cứ Đồng Dù là trận đánh ác liệt nhất trong tuyến phòng thủ Tây Bắc- Sài Gòn. Các mũi tiến công của sư đoàn 320 được bố trí chặt chẽ, hiệp đồng gắn bó, chiến đấu ngoan cường, mưu trí, sáng tạo... đến 11 giờ sư đoàn 320 hoàn toàn làm chủ các mục tiêu. Lá cờ truyền thống quyết chiến, quyết thắng của sư đoàn đã được cắm tại căn cứ Đồng Dù.Bị đánh cả phía trước, phía sau, thiết đoàn 10 xe tăng địch tháo chạy qua cầu Bông. Tổ chốt của trung đoàn 64 và tiểu đoàn 20 đặc công kịp thời nổ súng chặn đầu. Từ phía sau trung đoàn 64, 24 và đại đội 9 xe tăng đánh thốc tới. Trong thế bị kẹt từ hai đầu, xe tăng địch hoảng loạn nhào xuống cánh đồng lúa phía Nam Cầu Bông. Đại đội 9 xe tăng từ trên đường 1 chĩa nòng pháo diệt từng chiếc xe tăng địch. 28 xe tăng, xe bọc thép và hàng chục xe GMC bốc cháy, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt và bắt sống.Trong một ngày tiến công, Quân đoàn đã đập tan tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch án ngữ phía Tây - Bắc Sài Gòn, quét sạch hệ thống đồn bốt trong dải phòng ngự 40km từ Tân Quy, Đồng Dò đến Gò Dầu Hạ, tiêu diệt sư đoàn 25, thiết đoàn 10, các liên đoàn biệt động quân số 32, 9, liên đoàn công binh số 6 cùng toàn bộ lực lượng bảo an, biệt kích, cảnh sát địch, mở toang cánh cửa tiến vào Sài Gòn- Gia Định.Đêm 29 tháng 4, sở chỉ huy quân đoàn nhộn nhịp hẳn lên. Máy điện thoại réo vang báo tin chiến thắng ở các mũi, các hướng. Ở tổng đài, các chiến sĩ cơ yếu nhận điện từ phía trước gửi về, từ Quân đoàn gửi đi... Sư đoàn 10 báo tin vui đã chiếm xong ngã ba Bà Quẹo và đề nghị cho đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngay trong đêm. Cán bộ, chiến sĩ vô cùng phấn chấn, tin tưởng, chuẩn bị thật tốt mọi công việc trong đêm để kịp 4h sáng ngày 30 tháng 4, pháo chiến dịch và ĐKZ bắt đầu bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu ngụy.Hòa trong tiếng nổ vang trời của pháo binh chiến dịch, các cụm pháo binh quân đoàn và sư đoàn 10 cũng thi nhau trút đạn xuống Bộ tư lệnh dù; Bộ tư lệnh Không quân, Bộ tư lệnh thiết giáp và sư đoàn 5 không quân ngụy... Sài Gòn rung chuyển trong tiếng nổ của các loại pháo tiến công của chiến dịch...Đêm đã qua, nắng sớm chan hòa trên thành phố Sài Gòn. Trung đoàn 24 (sư 10) bắt đầu tiến công tiêu diệt địch ở ngã tư Bảy Hiền. Trung đoàn 24 và tiểu đoàn 1 xe tăng phát triển đánh chiếm cổng số 5 đột phá vào sân bay.9 giờ 30 phút, được chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Trung Kiên dẫn đường, trung đoàn 24 và tiểu đoàn 1 xe tăng lữ 273 chia làm 3 mũi đánh vào Tân Sơn Nhất. 11 giờ 30 phút trung đoàn 24 làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất.Cùng lúc trung đoàn 24 đánh chiếm sân bay, các chiến sĩ trung đoàn 28 và tiểu đoàn 2 xe tăng, trung đoàn 273 nổ súng đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.Cùng thời gian này, tôi được vinh dự đi trong đội hình của trung đoàn 64, sư đoàn 320 nhanh chóng phát triển sang hướng quận 1, hiệp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm Dinh Độc Lập. Với sức mạnh tiến công như vũ bão; các đơn vị binh chủng hợp thành của quân đoàn 2 đã nhanh chóng chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và nội các bù nhìn đã đầu hàng chính quyền cách mạng Miền Nam Việt Nam vô điều kiện... Tại đây, các đơn vị trung đoàn 64 đánh chiếm chi khu cư xá sĩ quan Mỹ. Quá trình chiến đấu 4 chiến sĩ của trung đoàn 64 đã anh dũng hy sinh, 12 chiến sĩ bị thương... Đó là những giọt máu cuối cùng của cán bộ, chiến sĩ quân đoàn 3 đổ xuống đường phố Sài Gòn; tô thắm những chiến công của chiến dịch mang tên Bác toàn thắng!Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng!
Miền Nam hoàn toàn giải phóng!

Nguyễn Đắc Sinh

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/chinh-tri/202104/ban-anh-hung-ca-vi-dai-176692