Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng SơnTin khácThi tốt nghiệp THPT 2022: Đảm bảo an toàn, nghiêm túc trong mọi tình huốngGóp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lạng Sơn, có vai trò đặc biệt quan trọng, là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và của cả khu vực Đông Bắc. Việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn là nhiệm vụ hết sức cần thiết, nhằm mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa – lịch sử – sinh thái, tạo sự phát triển bứt phá về mọi mặt. Để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này, ngày 6/7/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 81-NQ/TUvề điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn. Báo Lạng Sơn trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

NGHỊ QUYẾT

CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng
thành phố Lạng Sơn

I.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, phía Bắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và cách Thủ đô Hà Nội 155 km về phía Đông Bắc; trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông huyết mạch là Quốc lộ 1, tuyến đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và các tuyến đường Quốc lộ kết nối với các tỉnh: Cao Bằng (Quốc lộ 4A), Quảng Ninh (Quốc lộ 4B), Thái Nguyên (Quốc lộ 1B), Bắc Giang (Quốc lộ 31 và 279), Bắc Kạn (Quốc lộ 3B và 279). Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.310,18 km2 với quy mô dân số 788.706 người, gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 10 huyện), 200 đơn vị hành chính cấp xã (181 xã, 05 phường và 14 thị trấn). Lạng Sơn có đường biên giới dài 231,74km với Trung Quốc, với 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu song phương và 09 cửa khẩu phụ, do đó có thế mạnh về phát triển kinh tế cửa khẩu và dịch vụ, thương mại; mặt khác với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa đặc trưng được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử, Lạng Sơn có tiềm năng phát triển du lịch và các ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Lạng Sơn hiện nay vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa phát huy được những tiềm năng, lợi thế sẵn có, quy mô nền kinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế.

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lạng Sơn, có vai trò đặc biệt quan trọng, là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và của cả khu vực Đông Bắc. Thành phố Lạng Sơn đã được công nhận là đô thị loại II vào tháng 3 năm 2019, với có diện tích tự nhiên 77,94km2, đạt tỷ lệ 51,96% so với tiêu chuẩn quy định, xếp thứ 12/14 (về diện tích) so với các thành phố khu vực trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc; quy mô dân số 105.133 người.

Huyện Cao Lộc là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên 619,09 km2, quy mô dân số 80.780 người, về địa lý, huyện Cao Lộc gần như bao quanh thành phố Lạng Sơn, có mối quan hệ chặt chẽ, tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội; có đường biên giới tiếp giáp với với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; có 2 cửa khẩu Quốc tế (Hữu Nghị và Ga đường sắt Đồng Đăng); 02 cặp cửa khẩu phụ (Pò Nhùng và Co Sâu). Huyện Cao Lộc chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính.

Với thực trạng diện tích của thành phố Lạng Sơn hiện hữu, không đủ điều kiện để mở rộng không gian đô thị, đáp ứng yêu cầu về thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn là nhiệm vụ hết sức cần thiết, nhằm mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa – lịch sử – sinh thái, tạo sự phát triển bứt phá về mọi mặt; phát triển thành phố Lạng Sơn trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lạng Sơn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

II.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1.Quan điểm

1.1.Việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của hệ thống chính trị toàn tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, quản lý điều hành của UBND tỉnh, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tiễn đặt ra. Đòi hỏi phải đề cao vai trò gương mẫu, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, nhất là tại thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc.

1.2.Phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới. Bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực của cả thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc sau khi thực hiện sáp nhập, để tạo ra những bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Lạng Sơn, của tỉnh Lạng Sơn theo hướng nhanh và bền vững, gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh, đối ngoại.

1.3.Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan. Phải có bước đi, cách làm bài bản, phù hợp, chặt chẽ, toàn diện, hiệu quả; hạn chế thấp nhất xáo trộn, giữ nguyên tối đa các đơn vị hành chính cấp xã chưa thật sự cần thiết sắp xếp lại; giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của nhân dân, giữ vững sự ổn định trong quá trình sắp xếp để phát triển.

1.4.Trong quá trình thực hiện phải quan tâm giải quyết kịp thời chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân có liên quan theo đúng quy định.

1.5.Coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động, thuyết phục; vận dụng hiệu quả các hình thức thông tin, truyên thông tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và sự đông thuận, ủng hộ của nhân dân, đồng thời phải giữ nghiêm kỷ cương, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2.Mục tiêu

Việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn theo hướng sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn, để mở rộng không gian, tăng cường thu hút đâu tư và phát huy mọi nguồn lực tạo đột phá phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bên vững với tâm nhìn dài hạn, nâng cao đời sông nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng thành phố Lạng Sơn với mục tiêu trở thành một trong những cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

III.PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH MỞ RỘNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Sáp nhập nguyên trạng 619,09 km2 diện tích tự nhiên, dân số và 22 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 20 xã, 02 thị trấn) của huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn; đồng thời xem xét sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã và thành lập một số phường thuộc thành phố Lạng Sơn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo các tiêu chí theo quy định.

IV.NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp

Quán triệt sâu sắc chủ trương, định hướng, mục tiêu, quan điếm chỉ đạo việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn theo các nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy. Nhấn mạnh những yêu cầu, đòi hỏi khách quan, cơ hội, lợi ích trong phát triên kinh tê xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh khi tiến hành sáp nhập địa giới hành chính hai địa phương; tăng cường tuyên truyên, vận động, giải trình, thuyết phục bằng các giải pháp thiết thực, hiệu quả, đúng quy định nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình sắp xếp.

Lãnh đạo thực hiện tốt công tác sắp xếp, bố trí, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng bởi phương án điều chính địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn. Đồng thời nêu cao cảnh giác, chủ động phát hiện, đấu tranh chông việc xuyên tạc, chông phá, gây rối làm mất ổn định an ninh trật tự, tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân; chống các biểu hiện cơ hội, chia rẽ, gây mất đoàn kết; lợi dụng việc sáp nhập địa giới hành chính để vi phạm pháp luật.

2.Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, thường xuyên nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận dụng hiệu quả các hình thức thông tin, truyền thông tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị nhằm tạo đồng thuận xã hội. Các cơ quan chức năng của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, nhất là những người có uy tín tại địa phương để nhân dân hiểu đúng chủ trương của việc sáp nhập đơn vị hành chính, tạo sự đồng thuận và ủng hộ cao của nhân dân.

Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, xuyên tạc, chống phá, lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu, sai sự thật, đặc biệt là trong thời gian lấy ý kiến của cử tri về việc sáp nhập địa giới hành chính hai địa phương nhằm củng cố niềm tin cho nhân dân.

3.Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, có cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội và các nội dung liên quan để định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội, tổ chức lại không gian phát triển giữa khu vực đô thị và nông thôn đảm bảo tổng thể, thống nhất, phù họp với không gian phát triển mới của thành phố Lạng Sơn sau mở rộng nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, tạo động lực phát triển dài hạn.

Đánh giá về tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Lạng Sơn sau mở rộng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung, xác định những lĩnh vực, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn để có cơ chế, chính sách phù họp. Phát huy tiềm năng, lợi thế của đơn vị hành chính mới, thúc đẩy triển khai các chủ trương, dự án đầu tư đã được xác định. Trong quá trình sáp nhập địa giới hành chính của hai địa phương, không làm ảnh hưởng nhiều đến các chủ trương đầu tư và tiến độ các dự án đã được cấp có thấm quyền phê duyệt.

4.Xây dựng đề án rà soát, đánh giá, phân loại đô thị thành phố Lạng Sơn

Căn cứ phạm vi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố

Lạng Sơn và phạm vi sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Lạng Sơn, thực hiện xây dựng Đe án rà soát, đánh giá phân loại đô thị, đánh giá các tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập phường. Từ đó có định hướng, giải pháp hoàn thiện các tiêu chí đô thị đối với thành phố Lạng Sơn và tiêu chí đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Lạng Sơn sau mở rộng.

5.Xây dựng đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản pháp luật liên quan và tình hình thực tế, triển khai xây dựng Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn đảm bảo cụ thể các nội dung, lộ trình, trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình xây dựng đề án, quan tâm lấy ý kiến tham vấn các đơn vị tư vấn, một số doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với các nội dung liên quan. Xin ý kiến, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương có liên quan.

6.Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức cấp xã; sắp xếp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên

Thực hiện sắp xếp, chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên tương ứng với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế chính trị xã hội của hai địa phương sau sáp nhập cho phù hợp, bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương. Thực hiện linh hoạt việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức cấp xã gắn với tiếp tục thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về tinh giản bộ máy, biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

Thực hiện tốt việc giải quyết chế độ, chính sách đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sắp xếp. Đối với những nơi đang được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù theo chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh cần được rà soát cụ thể để có giải pháp phù hợp đảm bảo quyền lợi tối đa của các đối tượng thụ hưởng theo quy định trong quá trình sắp xếp. Việc chuyến đối các loại giấy tờ liên quan đến nhân thân hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh do sáp nhập địa giới hành chính cần nghiên cứu có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp đảm bảo quy định của pháp luật

7.Phối hợp với các cơ quan Trung ương trên địa bàn tiến hành rà soát để có phương án sắp xếp phù hợp với mô hình đơn vị hành chính mới

Các cơ quan, tổ chức của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc tại địa phương có tổ chức trực thuộc gắn với địa giới hành chính cấp huyện như: Quân sự, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự, Thuế, Quản lý thị trường, Kho bạc Nhà nước, Thống kê, Bảo hiểm xã hội… tiến hành rà soát, chủ động xây dựng phương án sáp nhập tổ chức tương ứng tại hai địa phương; có phương án tổng thế sắp xếp cán bộ, công chức cân đối chung toàn ngành; đảm bảo kịp thời, đồng bộ về mặt hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, xem xét, quyết định; ngay sau khi có Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập địa giới hai địa phương có thể tiến hành việc sắp xếp nội bộ ngành đi vào hoạt động ổn định.

V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết đến các cấp ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh.

2.Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:

Tích hợp phương án mở rộng địa giới hành chính thành phố Lạng Sơn vào Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để làm căn cứ thực hiện việc trình cấp có thấm quyền phê duyệt Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn.

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn và Đề án rà soát, đánh giá, phân loại đô thị thành phố Lạng Sơn, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chỉ đạo xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan của thành phố Lạng Sơn sau mở rộng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện tranh thủ tối đa việc tham vấn, tạo sự đồng thuận của các bộ, ngành trung ương, Chính phủ, ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc trình, thẩm định và phê duyệt Đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn.

3.Thành ủy Lạng Sơn, Huyện ủy Cao Lộc, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức quán triệt, tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham mưu giải quyết các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ.

4.Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo chuyến biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.

5.Sau khi có Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mở rộng thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu rà soát, xây dựng phương án sắp xếp nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; phương án sắp xếp bộ máy, tổ chức, cán bộ khối Đảng, đoàn thể; sắp xếp, chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên, kiện toàn cấp ủy tại đơn vị hành chính mới.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phân công lãnh đạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đôc thực hiện Nghị quyết, thường xuyên báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về tình hình và kết quả công việc.

Nghị quyết này được phổ biến đến chi bộ

T/M TỈNH ỦY

BÍ THƯ

Nguyễn Quốc Đoàn

HOÀNG TÙNG

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/chinh-tri/511623-ban-chap-hanh-dang-bo-tinh-ban-hanh-nghi-quyet-ve-dieu-chinh-dia-gioi-don-vi-hanh-chinh-mo-rong-thanh-pho-lang-son.html