Bàn cờ của Thủ tướng Australia

Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa có chuyến công du thành công đến Mỹ. Nhưng không nên xem thành công này là một bài thử nghiệm cho mối quan hệ giữa hai nước. Thay vào đó, nó nên được xem như là một cơ sở hợp lý để chính phủ của ông Morrison theo đuổi các lợi ích quốc gia trong phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa có chuyến công du thành công đến Mỹ. Nhưng không nên xem thành công này là một bài thử nghiệm cho mối quan hệ giữa hai nước. Thay vào đó, nó nên được xem như là một cơ sở hợp lý để chính phủ của ông Morrison theo đuổi các lợi ích quốc gia trong phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Mặc dù Thủ tướng Morrison cũng quan ngại về chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump cũng như những quan điểm thay đổi chóng mặt của nhà lãnh đạo Mỹ, lợi ích thương mại hiện ra trước mắt như một lĩnh vực mà ông cần theo đuổi mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Trump. Trong động thái mới nhất, việc ông Trump đột ngột rút quân ra khỏi miền bắc Syria, bỏ rơi đồng minh người Kurd, là lời nhắc nhở rằng sẽ luôn có sự khác biệt về chính sách giữa hai nước.

Chỉ còn hơn 1 năm nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống quan trọng ở Mỹ, và ông Trump sẽ phải nỗ lực chứng tỏ rằng, Washington đang giành chiến thắng. Mặc dù ông rất khó có thể nhắm trực tiếp vào Australia, thực tế cho thấy, Canberra vẫn đang nỗ lực giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, giảm sức nặng trong chi tiêu quốc phòng và đưa ra tầm nhìn quan trọng chiến lược đối với các mục tiêu thương mại của ông Trump. Chẳng hạn như mặc dù cả hai nhất trí về mối quan hệ đối tác chiến lược về năng lượng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, Tổng thống Trump sẽ chú tâm đến ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ và muốn “xí phần” trong khu vực.

Cùng với việc đảm bảo Australia sẽ không bị “hy sinh” như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Morrison sẽ cần phải suy nghĩ về những suy nghĩ của Washington về các hiệp định thương mại với Anh, EU và Ấn Độ. Điều Canberra đang quan tâm nhất hiện nay là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, bao gồm Australia, Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không có Mỹ, có thể được ký kết vào tháng tới. Tiếp theo đó, có khả năng các Cty ở Australia sẽ háo hức tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Và dự kiến, Thủ tướng Morrison sẽ đến Bắc Kinh vào năm tới.

Trước bất kỳ chuyến thăm nào đến Trung Quốc, ông Morrison sẽ đến Ấn Độ và Nhật Bản. Thêm vào đó, ông Morrison có thể “chơi ván bài” kêu gọi cải tổ HĐBA LHQ bằng cách tìm kiếm chiếc ghế thành viên thường trực cho Ấn Độ. Nga sẽ trở nên nổi bật hơn trên đường đi của Thủ tướng Morrison. Tổng thống Vladimir Putin sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến cuối cùng của cuộc xung đột ở Syria và điều đó sẽ có ý nghĩa đối với Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác quan trọng của Australia. Một mặt, Putin sẽ muốn giữ đồng minh Bashar al-Assad nắm quyền lực ở Syria. Mặt khác, ông Putin sẽ xem căng thẳng Mỹ- Thổ là một biện pháp làm suy yếu cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với NATO.

Trong khi chính quyền ông Trump mong muốn Australia có trách nhiệm hơn ở Nam Thái Bình Dương, Washington cũng mở rộng hợp tác chiến lược với Canberra về cơ sở hạ tầng, phát triển ở nước ngoài, cung cấp năng lượng và khoáng sản quan trọng. Canberra sẽ khuyến khích Mỹ xây dựng dựa trên các sáng kiến này trên các diễn đàn như APEC và WTO và có lẽ thúc đẩy ông chủ Nhà Trắng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (nay đổi thành CPTPP) nếu chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_214988_ban-co-cua-thu-tuong-australia.aspx