Bạn đã biết cách bảo quản thức ăn thừa chưa?

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra khiến nhiều người không đủ thức ăn hằng ngày.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra khiến nhiều người không đủ thức ăn hằng ngày.

Reader’s Digest. Shutterstock

Reader’s Digest. Shutterstock

Thế giới đang kêu gọi: "Hãy ngừng lãng phí thức ăn!", do vậy việc tránh lãng phí thức ăn thừa là một việc làm có ý nghĩa.

Nhưng cách nào là tốt nhất để bảo quản thức ăn thừa ? Thức ăn nào nên bảo quản ở đâu, ngăn mát hay ngăn đá? Bọc trong giấy nhôm hoặc cột kín trong túi nilon? Nên giữ thức ăn thừa trong bao lâu, và nên sử dụng như thế nào?

Đầu tiên, hãy thử những tuyệt chiêu này để không lãng phí thức ăn thừa, và bảo quản chúng, theo Reader’s Digest.

1.Bánh mì

Khi một lát bánh mì bị đốm, đó là lúc nên vứt bỏ toàn bộ gói bánh. Giữ bánh mì không hư bằng cách cất trong hộp bánh mì, trong đó bánh mì có thể để được 5 - 7 ngày hoặc hai đến ba ngày đối với bánh mì tươi.

Có thể kéo dài thời hạn sử dụng lên đến 6 tháng nếu cất trong ngăn đá, bảo quản trong túi cột kín trong tủ đông hoặc gói chặt trong giấy nhôm.

2.Bánh kem

Ngoại trừ bánh làm từ sữa hoặc trái cây tươi, các loại bánh kem thông thường đều ngon hơn, nếu để bên ngoài tủ lạnh, ở nhiệt độ phòng.

Có thể cất trong hộp giấy đựng bánh, hoặc dán một miếng màng bọc thực phẩm vào mặt bánh bị cắt. Để như vậy sẽ được tối đa 3 - 4 ngày. Bánh để ngăn mát sẽ mất chất lượng sau khoảng 2 ngày, theo

3.Thịt kho, hầm

Trừ phi bạn chuẩn bị bữa ăn trong vòng 3 - 4 ngày, nếu không, bạn nên cất thịt kho, hầm còn thừa vào ngăn đá. Chia thành từng phần đủ ăn cho mỗi ngày, rồi cất vào ngăn đá, và rã đông từng phần đó để ăn.

Nếu hút chân không được thì càng tốt, bằng cách này có thể cấp đông thịt được 2 - 3 tháng. Nên nhớ rằng không được bảo quản thịt đã rã đông vào ngăn đá trở lại.

4.Phô mai

Khi mở một gói phô mai mới, tốt nhất là hãy vứt bỏ bao bì và cất trong một hộp nhựa hoặc túi nilon cột kín. Các loại phô mai mềm có thể bảo quản được khoảng một tuần trong ngăn mát tủ lạnh, trong khi các loại phô mai cứng có thể được 3 - 4 tuần.

5.Thịt gà

Gà nướng hay gà chiên có thể để 3 - 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, và có cả trăm công thức nấu với thịt gà này!

Có thể xé thịt gà rồi cho vào hộp hoặc túi cột kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó lấy ra để chế biến món ăn, trong vòng 3 - 4 ngày.

Với nguyên con thì cho vào túi cột kín rồi cất vào ngăn đá.

6.Hải sản nấu chín

Hải sản mất chất lượng rất nhanh, vì vậy không nên nấu nhiều hơn nhu cầu cần. Nếu còn thừa, hãy để nguội trước khi gói chặt trong màng bọc thực phẩm. Tốt nhất nên ăn vào ngày hôm sau, nhưng cũng có thể để được 3 - 4 ngày trong tủ lạnh, theo Reader’s Digest.

7.Trứng luộc

Cách tốt nhất để lưu trữ trứng luộc là để nguyên vỏ, rồi cất trong trong túi nhựa hoặc hộp kín.

Nếu đã bóc vỏ, hãy ngâm vào chén nước lạnh rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh và thay nước hằng ngày. Dù bằng cách nào, cũng chỉ để được tối đa 1 tuần trong tủ lạnh. Hãy cẩn thận, trứng chín để lâu có thể gây bệnh.

8.Cơm

Cơm là một trong những thức ăn thừa cần được xử lý cẩn thận. Hãy đảm bảo làm thật nguội cơm. Vì bản chất ẩm tự nhiên của nó, nếu để ở nhiệt độ phòng, cơm có thể bắt đầu phát triển vi khuẩn chỉ trong hai giờ. Làm nguội và bảo quản trong hộp kín, có thể giữ cơm ngon trong khoảng 3 - 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, theo Reader’s Digest.

9.Súp và món hầm

Súp và món hầm hầu như luôn ngon hơn vào ngày hôm sau!

Có thể lưu trữ súp trong 3 - 4 ngày trong hộp kín, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc 4 - 6 tháng nếu cất trong ngăn đá, theo

Theo Thiên Lan (thanhnien.vn)

Nguồn Phụ nữ: https://phunu.nld.com.vn/me-thong-thai/ban-da-biet-cach-bao-quan-thuc-an-thua-chua-20190502165927473.htm