Bản đồ địa chất toàn cầu đầu tiên của Mặt trăng Titan có gì?

Bản đồ đầu tiên cho thấy địa chất toàn cầu của Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, Mặt trăng Titan. Đó là một thế giới đầy cồn cát, hồ, đồng bằng, miệng núi lửa và các địa hình khác.

Nhà địa chất học hành tinh David Williams thuộc Trường khám phá Trái đất và Không gian thuộc Đại học bang Arizona đã làm việc với một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà địa chất hành tinh Rosaly Lopes thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California để phát triển bản đồ địa chất toàn cầu Mặt trăng Titan.

Bản đồ và những phát hiện của họ, bao gồm tuổi tương đối của địa hình Titan gần đây đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

Nguồn ảnh: Space.

Nguồn ảnh: Space.

Titan là cơ thể hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta ngoài Trái đất được biết là có chất lỏng ổn định trên bề mặt của nó.

Nhưng thay vì nước mưa từ các đám mây lấp đầy các hồ và biển như trên Trái đất, trên Titan, những gì mưa rơi xuống là các hydrocacbon metan và ethane trong khí hậu lạnh lẽo.

"Titan có một chu trình thủy văn dựa trên khí mê-tan hoạt động giúp định hình các cảnh quan địa chất phức tạp, khiến bề mặt của nó trở thành một trong những kiểu địa chất đa dạng nhất trong hệ mặt trời", tác giả chính Lopes nói.

Nhóm của Lopes đã sử dụng dữ liệu từ tàu sứ mệnh Cassini của NASA, hoạt động từ năm 2004 đến 2017. Cụ thể, họ đã sử dụng dữ liệu từ thiết bị radar của Cassini.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các thiết bị hồng ngoại của Cassini, thu được một số đặc điểm địa chất lớn hơn của Titan thông qua khói mù mêtan.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/ban-do-dia-chat-toan-cau-dau-tien-cua-mat-trang-titan-co-gi-1308319.html