Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư 25/2024/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Thông tư quy định, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam gồm:

Thuốc sử dụng trong nông nghiệp: 753 hoạt chất với 1834 tên thương phẩm thuốc trừ sâu (Abamectin(min 90%); Abamectin 10g/l +Acetamiprid 30g/l; Abamectin 36g/l +Alpha-cypermethrin 54g/l; Abamectin 0.5% +Azadirachtin 0.3%...); 725 hoạt chất với 1676 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh (Ascorbic acid 2.5% + Citricacid 3.0% + Lactic acid4.0%; Acrylic acid 4% (40g/l) +Carvacrol 1% (10g/l); Anacardic acid...); thuốc trừ cỏ: 273 hoạt chất với 853 tên thương phẩm; 08 hoạt chất với 49 tên thương phẩm thuốc trừ chuột; thuốc điều hòa sinh trưởng có 63 hoạt chất với 187 tên thương phẩm; chất dẫn dụ côn trùng có 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm; 31 hoạt chất với 154 tên thương phẩm thuốc trừ ốc; chất hỗ trợ (chất trải) có 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ danh mục thuốc trừ mối có 16 hoạt chất với 27 tên thương phẩm (Bifenthrin (min 97%); Beta-naphthol 1% +Fenvalerate 0.2%; Bistrifluron(min 95%); Chlorfenapyr (min 94%)...); 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm thuốc bảo quản lâm sản (Cypermethrin(min 90%); Deltamethrin(min 98%); Extract of Cashew nut shelloil (min 97%)...); thuốc khử trùng kho có 03 hoạt chất với 10 tên thương phẩm (Aluminium Phosphide(min 83%); Magnesium phosphide(min 88%); Pirimiphos-methyl(min 88%)).

Ngoài ra, thuốc sử dụng cho sân golf gồm: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh (Metalaxyl-M (min 91%), Propiconazole (min 90%)); thuốc điều hòa sinh trưởng có 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm (Trinexapac-Ethyl (min 94%)).

Thuốc xử lý hạt giống có 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm thuốc trừ sâu (Cyantraniliprole 240g/l +Thiamethoxam 240g/l; Dinotefuran 25% +Hymexazol (min 98%) 15%; Imidacloprid(min 96%); Imidacloprid 300g/kg +Metconazole 360g/kg...); thuốc trừ bệnh có 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm; thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm (Chlorpropham (min 98%).

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam gồm:

1- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản có 23 hoạt chất như: Aldrin, Carbofuran, Chlordane, Chlordimeform, Dieldrin, Endosulfan, Heptachlor, Isobenzan, Isodrin, Methamidophos...

2- Thuốc trừ bệnh: 06 hoạt chất (Arsenic (As), Captan, Captafol, Hexachlorobenzene, Mercury (Hg), Selenium (Se)).

3- Thuốc trừ chuột có 1 hoạt chất (Talium compond).

4- Thuốc trừ cỏ 01 hoạt chất (2,4,5-T).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/01/2025.

Thông tư số 09/2023/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 về những nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật

1. Phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác; xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ.

2. Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt.

3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.

4. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân.

Thanh An

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/ban-hanh-danh-muc-thuoc-bao-ve-thuc-vat-duoc-phep-su-dung-tai-viet-nam-131821.htm