Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa phải xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, đa nền tảng, đa loại hình của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa... Là một trong những nội dung trong kết luận của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 15-9 cho ý kiến về Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030 và một số nội dung quan trọng khác.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Phạm Văn Báu trình bày Đề án.

Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Phạm Văn Báu trình bày Đề án.

Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030 có kết cấu 4 phần, gồm: Sự cần thiết, căn cứ pháp lý và phạm vi xây dựng Đề án; Thực trạng hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030; Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030; Tổ chức thực hiện.

Nội dung Đề án nêu rõ: Trải qua 67 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Hiện nay, thực tiễn đang đặt ra nhiều thách thức đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa từ sự bùng nổ thông tin, ảnh hưởng của mạng xã hội, truyền thông số, nền tảng số, nếu phát thanh - truyền hình truyền thống không đổi mới kịp thời thì sẽ bị tụt hậu, khó giữ được vai trò định hướng, hướng dẫn dư luận.

Để sự phát triển của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa theo kịp, đáp ứng được sự phát triển của tỉnh, Đề án đã đề ra quan điểm là: Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và quản lý của UBND tỉnh; là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, đa nền tảng, đa loại hình của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trên cơ sở kế thừa và đổi mới, nâng cấp toàn diện cả về nội dung chương trình, nguồn nhân lực, phương thức hoạt động, cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, đáp ứng kịp thời xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí. Quan tâm, đầu tư các nguồn lực để Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trở thành cơ quan báo chí có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, góp phần tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị, quảng bá hình ảnh về Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đề án đề ra mục tiêu chung là: Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có đủ năng lực sản xuất, phát sóng các chương trình đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đúng tôn chỉ, mục đích, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng cho ý kiến vào Đề án.

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng cho ý kiến vào Đề án.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam cho ý kiến vào Đề án.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam cho ý kiến vào Đề án.

Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân cho ý kiến vào Đề án.

Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân cho ý kiến vào Đề án.

Cho ý kiến vào Đề án, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho rằng, Đề án được chuẩn bị công phu, khoa học, kỹ lưỡng. Đồng thời phân tích, đánh giá về hiệu quả các chương trình phát sóng của Đài hiện nay, cũng như chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và gợi mở thêm nội dung để Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa phát triển trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận nội dung Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận nội dung Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030.

Lãnh đạo Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa dự hội nghị.

Lãnh đạo Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa dự hội nghị.

Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với Đề án phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đến năm 2030 do Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị.

Nêu rõ tầm quan trọng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trong công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cho rằng, trong những năm vừa qua, đặc biệt là những năm gần đây, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức song Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã cố gắng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan tuyên truyền - “tờ báo lớn” của tỉnh.

Hiện nay Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã thu hút được lượng khán thính giả đông đảo... Đã chuyển tải kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đến với người dân, qua đó góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, trong Nhân dân.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới hiện nay Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa cần phải có sự đổi mới và phát triển hơn nữa, đáp ứng với nhu cầu thông tin của người dân và xu hướng phát triển của tỉnh.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Trên cơ sở nội dung Đề án và các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị Đề án cần phải nêu được quan điểm, đó là: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, của các địa phương, đơn vị, ngành. Đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, sự điều hành, quản lý của UBND tỉnh sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương, xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, đa nền tảng, đa loại hình của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh, truyền thống, bản sắc, khả năng của Đài để bắt kịp với phong cách làm báo hiện đại; áp dụng mạnh mẽ, đổi mới về khoa học - công nghệ, nhất là chuyển đổi số trong phát triển báo chí. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường đi lên bằng khả năng của Đài để mở rộng mối quan hệ truyền thông nhằm tăng nguồn thu. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; cơ quan đoàn kết, thống nhất; xây dựng đội ngũ những người làm báo đủ về số lượng, đạt về chất lượng, có cơ cấu hợp lý.

Xây dựng và phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, trước hết phải xác định là trách nhiệm của Đài, đồng thời cũng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của Nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị, trọng tâm trong thời gian tới là phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có đủ năng lực sản xuất, phát sóng các chương trình đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đúng tôn chỉ, mục đích, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của Nhân dân. Qua đó góp phần xây dựng Thanh Hóa đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Người đứng đầu Đảng bộ tỉnh cũng đã cho ý kiến vào mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ, giải pháp của Đề án và gợi mở một số giải pháp để Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tăng thêm nguồn thu, nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên, biên tập viên; mở thêm một số chuyên mục tạo sự hấp dẫn, đa dạng đối tượng người xem, người nghe của Đài.

Trên cơ sở nội dung Đề án và các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tiếp thu, hoàn thiện Đề án. Đồng thời giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt Đề án.

Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thông qua một số tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, gồm: Về việc phê duyệt danh mục dự án và mức vốn đầu tư phát triển ngân sách trong giai đoạn 2021 – 2025 bổ sung cho tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ huyện Mường Lát; điều chỉnh danh mục một số dự án thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; về phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2021 do tỉnh quản lý (đợt 4); về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Minh Hiếu

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/thoi-su/ban-thuong-vu-tinh-uy-thong-qua-de-an-phat-trien-dai-phat-thanh-va-truyen-hinh-tinh-thanh-hoa-den-nam-2030/195137.htm