Bảng kỷ lục các bức tranh Việt trị giá triệu đô

2022 là một năm thành công ở mức vừa cho thị trường tranh Việt, bổ sung được thêm 3 tác phẩm vào danh sách các bức tranh vượt mức triệu đô, nâng tổng số lên 19 tranh.

3 tác phẩm triệu đô của năm 2022 gồm có “Dáng hình trong vườn” của Lê Phổ, “Trà và đồng điệu” của Lê Phổ, và một điều bất ngờ cuối năm, đó là “Dân làng rặng chuối” của Nguyễn Gia Trí. Ảnh: Bức “Dáng hình trong vườn”, Lê Phổ vẽ khoảng 1973, sơn dầu trên toan bồi trên gỗ, 175 x 209.5cm, đấu tại Sotheby’s ngày 27.04.2022 với 2,29 triệu đô.

3 tác phẩm triệu đô của năm 2022 gồm có “Dáng hình trong vườn” của Lê Phổ, “Trà và đồng điệu” của Lê Phổ, và một điều bất ngờ cuối năm, đó là “Dân làng rặng chuối” của Nguyễn Gia Trí. Ảnh: Bức “Dáng hình trong vườn”, Lê Phổ vẽ khoảng 1973, sơn dầu trên toan bồi trên gỗ, 175 x 209.5cm, đấu tại Sotheby’s ngày 27.04.2022 với 2,29 triệu đô.

Thanh khoản giao dịch giá trị lớn vẫn dồn toàn bộ vào phân khúc tranh Đông Dương, vượt xa các phân khúc nghệ thuật cổ, kháng chiến hay đương đại. Ảnh: Bức “Trà và Đồng điệu”, Lê Phổ vẽ thập niên 1960-1970, sơn dầu trên toan, 131 x 191cm, đấu tại Sotheby’s 07.10.2022 với 1,36 triệu đô. Tác phẩm được chứng nhận bởi ông Alain Le Kim.

Thanh khoản giao dịch giá trị lớn vẫn dồn toàn bộ vào phân khúc tranh Đông Dương, vượt xa các phân khúc nghệ thuật cổ, kháng chiến hay đương đại. Ảnh: Bức “Trà và Đồng điệu”, Lê Phổ vẽ thập niên 1960-1970, sơn dầu trên toan, 131 x 191cm, đấu tại Sotheby’s 07.10.2022 với 1,36 triệu đô. Tác phẩm được chứng nhận bởi ông Alain Le Kim.

Trong số 19 tác phẩm, Lê Phổ đứng đầu với 7 tranh, kế đến là Mai Trung Thứ (3) và Phạm Hậu (3), rồi tới Nguyễn Phan Chánh (1), Lê Quốc Lộc (1), Tô Ngọc Vân (1), Nguyễn Gia Trí (1), Vũ Cao Đàm (1) và Nguyễn Văn Tỵ (1). Ảnh: Bức "Dân làng rặng chuối”, Nguyễn Gia Trí vẽ 1937, sơn mài, 100 x 195cm, đấu tại Drouot Estimations ngày 4/12/2022 với 1,07 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 6 tấm, được mua năm 1937 và ở lại trong gia đình nhà sưu tập cho tới khi lên sàn.

Trong số 19 tác phẩm, Lê Phổ đứng đầu với 7 tranh, kế đến là Mai Trung Thứ (3) và Phạm Hậu (3), rồi tới Nguyễn Phan Chánh (1), Lê Quốc Lộc (1), Tô Ngọc Vân (1), Nguyễn Gia Trí (1), Vũ Cao Đàm (1) và Nguyễn Văn Tỵ (1). Ảnh: Bức "Dân làng rặng chuối”, Nguyễn Gia Trí vẽ 1937, sơn mài, 100 x 195cm, đấu tại Drouot Estimations ngày 4/12/2022 với 1,07 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 6 tấm, được mua năm 1937 và ở lại trong gia đình nhà sưu tập cho tới khi lên sàn.

Búc tranh đắt giá nhất của hội họa Việt thuộc về "Chân dung cô Phượng" của họa sĩ Mai Trung Thứ với 3,11 triệu đô. Họa sĩ vẽ tác phẩm năm 1930, sơn dầu trên toan, 135.5 x 80cm. Đấu tại Sotheby’s ngày 18.04.2021. Tác phẩm từng thuộc bộ sưu tập của bà Dothi Dumonteil (Đỗ Thị Lan) và xuất hiện trong phim “Mùi Đu Đủ Xanh” (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng.

Búc tranh đắt giá nhất của hội họa Việt thuộc về "Chân dung cô Phượng" của họa sĩ Mai Trung Thứ với 3,11 triệu đô. Họa sĩ vẽ tác phẩm năm 1930, sơn dầu trên toan, 135.5 x 80cm. Đấu tại Sotheby’s ngày 18.04.2021. Tác phẩm từng thuộc bộ sưu tập của bà Dothi Dumonteil (Đỗ Thị Lan) và xuất hiện trong phim “Mùi Đu Đủ Xanh” (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng.

“Khỏa thân”, Lê Phổ , vẽ 1931, sơn dầu trên toan, 90.5 x 180.5cm. Đấu tại Christi’é 25.05.2019 với 1,39 triệu đô. Tác phẩm từng nằm trong bộ sưu tập của ông Tuấn H Phạm ở California, USA.

“Khỏa thân”, Lê Phổ , vẽ 1931, sơn dầu trên toan, 90.5 x 180.5cm. Đấu tại Christi’é 25.05.2019 với 1,39 triệu đô. Tác phẩm từng nằm trong bộ sưu tập của ông Tuấn H Phạm ở California, USA.

“Thiếu nữ chơi đàn nguyệt”, Mai Trung Thứ vẽ 1943, mực và màu trên lụa, 73 x 61cm. Đấu tại Bonhams 27.11.2021 với 1 triệu đô. Tác phẩm đi kèm ảnh giấy chứng thực của Henri Joly đề ngày 07.12.1943.

“Thiếu nữ chơi đàn nguyệt”, Mai Trung Thứ vẽ 1943, mực và màu trên lụa, 73 x 61cm. Đấu tại Bonhams 27.11.2021 với 1 triệu đô. Tác phẩm đi kèm ảnh giấy chứng thực của Henri Joly đề ngày 07.12.1943.

“Những cô thợ may”, Nguyễn Phan Chánh, vẽ 1930, mực và bột màu trên lụa, 65.5 x 88cm. Đấu tại Christie’s 02.12.2020 với 1,39 triệu đô. Tác phẩm được triển lãm tại Hội chợ Thuộc địa Paris 1931 và từng thuộc bộ sưu tập của Jean-Marc Lefèvre, Paris, Pháp.

“Những cô thợ may”, Nguyễn Phan Chánh, vẽ 1930, mực và bột màu trên lụa, 65.5 x 88cm. Đấu tại Christie’s 02.12.2020 với 1,39 triệu đô. Tác phẩm được triển lãm tại Hội chợ Thuộc địa Paris 1931 và từng thuộc bộ sưu tập của Jean-Marc Lefèvre, Paris, Pháp.

“Phong cảnh Chùa Thầy”, Phạm Hậu vẽ thập niên 1930, sơn mài, 104 x 183cm. Đấu tại Sotheby’s 18.04.2021 với 1,03 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 6 tấm, từng thuộc bộ sưu tập của bà Dothi Dumonteil (Đỗ Thị Tuyết).

“Phong cảnh Chùa Thầy”, Phạm Hậu vẽ thập niên 1930, sơn mài, 104 x 183cm. Đấu tại Sotheby’s 18.04.2021 với 1,03 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 6 tấm, từng thuộc bộ sưu tập của bà Dothi Dumonteil (Đỗ Thị Tuyết).

“Vỡ mộng”, Tô Ngọc Vân vẽ 1932, mực và bột màu trên lụa, 92.5 x 57cm. Đấu tại Christie’s 25.09.2019 với 1,16 triệu đô. Tác phẩm từng thuộc sở hữu của Đông Dương Kinh tế Cục (AGINDO) tại Paris, và sau này nằm trong bộ sưu tập của ông Tuấn H Phạm ở California, USA.

“Vỡ mộng”, Tô Ngọc Vân vẽ 1932, mực và bột màu trên lụa, 92.5 x 57cm. Đấu tại Christie’s 25.09.2019 với 1,16 triệu đô. Tác phẩm từng thuộc sở hữu của Đông Dương Kinh tế Cục (AGINDO) tại Paris, và sau này nằm trong bộ sưu tập của ông Tuấn H Phạm ở California, USA.

"Chân dung trong rừng”, Lê Phổ vẽ 1929, sơn dầu trên toan, 37 x 75.7cm. Đấu tại Sotheby’s 16.03.2021 với 1,05 triệu đô. Tác phẩm đã được triển lãm tại Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1929.

"Chân dung trong rừng”, Lê Phổ vẽ 1929, sơn dầu trên toan, 37 x 75.7cm. Đấu tại Sotheby’s 16.03.2021 với 1,05 triệu đô. Tác phẩm đã được triển lãm tại Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1929.

"Hội đình Chèm”, Nguyễn Văn Tỵ vẽ 1942, sơn mài, 98 x 245cm. Đấu tại Lynda Trouve 22.09.2020 với 1 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 5 tấm, được bác sỹ François F. Haïphong mua lại trong giai đoạn công tác ở Đông Dương, và ở lại trong gia đình đến khi lên sàn.

"Hội đình Chèm”, Nguyễn Văn Tỵ vẽ 1942, sơn mài, 98 x 245cm. Đấu tại Lynda Trouve 22.09.2020 với 1 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 5 tấm, được bác sỹ François F. Haïphong mua lại trong giai đoạn công tác ở Đông Dương, và ở lại trong gia đình đến khi lên sàn.

"Đời sống gia đình”, Lê Phổ vẽ khoảng 1937-1939, mực và bột màu trên lụa, 82 x 66cm. Đấu tại Sotheby’s 02.04.2017 với 1,16 triệu đô.

"Đời sống gia đình”, Lê Phổ vẽ khoảng 1937-1939, mực và bột màu trên lụa, 82 x 66cm. Đấu tại Sotheby’s 02.04.2017 với 1,16 triệu đô.

"Thiếu nữ đội nón lá bên sông”, Mai Trung Thứ, vẽ 1937, sơn dầu trên toan, 98 x 71cm. Đấu tại Sotheby’s 14.12.2021 với 1,57 triệu đô.Tác phẩm được chứng nhận bởi bà Mai Lan Phương và Hội đồng Mai Thứ.

"Thiếu nữ đội nón lá bên sông”, Mai Trung Thứ, vẽ 1937, sơn dầu trên toan, 98 x 71cm. Đấu tại Sotheby’s 14.12.2021 với 1,57 triệu đô.Tác phẩm được chứng nhận bởi bà Mai Lan Phương và Hội đồng Mai Thứ.

"Thiếu nữ buộc khăn”, Lê Phổ vẽ khoảng 1938, mực và bột màu trên lụa, 59.5 x 48.5cm. Đấu tại Christie’s 23.05.2021 với 1,1 triệu đô.

"Thiếu nữ buộc khăn”, Lê Phổ vẽ khoảng 1938, mực và bột màu trên lụa, 59.5 x 48.5cm. Đấu tại Christie’s 23.05.2021 với 1,1 triệu đô.

“Tắm tiên”, Vũ Cao Đàm vẽ 1944, mực và màu bột trên lụa, 50 x 60.3cm. Đấu tại Christie’s 02.12.2020 với 1,03 triệu đô. Tác phẩm từng thuộc bộ sưu tập của Jean-Marc Lefèvre, Paris, Pháp.

“Tắm tiên”, Vũ Cao Đàm vẽ 1944, mực và màu bột trên lụa, 50 x 60.3cm. Đấu tại Christie’s 02.12.2020 với 1,03 triệu đô. Tác phẩm từng thuộc bộ sưu tập của Jean-Marc Lefèvre, Paris, Pháp.

“Phong cảnh Phnom Penh”, Lê Quốc Lộc vẽ 1943, sơn mài, 199 x 400cm. Đấu tại Millon Asium 21.10.2021 với 1,31 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 8 tấm, từng thuộc về bộ sưu tập của gia đình K. Venus.

“Phong cảnh Phnom Penh”, Lê Quốc Lộc vẽ 1943, sơn mài, 199 x 400cm. Đấu tại Millon Asium 21.10.2021 với 1,31 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 8 tấm, từng thuộc về bộ sưu tập của gia đình K. Venus.

"Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn”, Lê Phổ vẽ khoảng 1945, mực và màu trên lụa, 91 x 71cm. Đấu tại Aguttes 06.10.2020 với 1,36 triệu đô. Tác phẩm được lưu trong danh mục Galerie Romanet, Paris năm 1950.

"Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn”, Lê Phổ vẽ khoảng 1945, mực và màu trên lụa, 91 x 71cm. Đấu tại Aguttes 06.10.2020 với 1,36 triệu đô. Tác phẩm được lưu trong danh mục Galerie Romanet, Paris năm 1950.

“Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long”, Phạm Hậu vẽ khoảng 1938-1945, sơn mài, 100 x 198cm. Đấu tại Bonhams 27.11.2021 với 1,25 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 6 tấm, từng thuộc bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại, sau ban tặng cho Edgar Ansel Mowrer năm 1951.

“Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long”, Phạm Hậu vẽ khoảng 1938-1945, sơn mài, 100 x 198cm. Đấu tại Bonhams 27.11.2021 với 1,25 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 6 tấm, từng thuộc bộ sưu tập của cựu hoàng Bảo Đại, sau ban tặng cho Edgar Ansel Mowrer năm 1951.

“Phong cảnh thuyền buồm”, Phạm Hậu vẽ khoảng 1950, sơn mài, 105.6 x 200cm. Đấu tại Aguttes 29.11.2021 với 1 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 4 tấm, được mua năm 1950 và ở lại trong gia đình cho tới khi lên sàn.

“Phong cảnh thuyền buồm”, Phạm Hậu vẽ khoảng 1950, sơn mài, 105.6 x 200cm. Đấu tại Aguttes 29.11.2021 với 1 triệu đô. Tác phẩm là bình phong 4 tấm, được mua năm 1950 và ở lại trong gia đình cho tới khi lên sàn.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bang-ky-luc-cac-buc-tranh-viet-tri-gia-trieu-do-post528422.antd