Khi đang nghiên cứu trầm tích thời tiền sử được tìm thấy trên các bờ biển xung quanh Doomsday, ở khu vực thềm băng Tây Nam Cực, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thông tin vô cùng u ám.
Cụ thể, sông băng Doomsday ở Nam Cực đang tan ở tốc độ nhanh nhất trong 5.500 năm qua, đe dọa tạo nên thảm họa nước biển dâng trong một thế giới đang ấm dần lên.
Là một trong những sông băng tan nhanh nhất ở Nam Cực, Thwaites có biệt danh là "Sông băng Doomsday" (Doomsday có nghĩa là "ngày tận thế"). Kể từ những năm 1980, Thwaites đã mất khoảng 595 tỷ tấn băng, góp phần làm mực nước biển toàn cầu tăng 4%.
Thwaites và sông băng Pine Island bao phủ những vùng rộng lớn; Chúng có diện tích bề mặt lần lượt khoảng 192.000km vuông (lớn gần bằng Vương quốc Anh) và 162.300km vuông.
Không những thế, do đầu hướng ra biển của các sông băng được đặt trên một lòng chảo đại dương với các dòng biển ấm chảy qua, việc này càng làm tăng tốc độ tan và có thể bị tách ra khỏi cả thềm băng khổng lồ.
Chính sự tan chảy diễn ra từ bên dưới này làm suy yếu các sông băng và khiến chúng dễ bị nứt vỡ bề mặt, có thể lan rộng ra toàn bộ thềm băng.
Nếu toàn bộ dải băng Tây Nam Cực bị vỡ rồi tan ra biển, nó sẽ nâng mực nước biển toàn cầu khoảng thêm 3,4 mét, đủ nhấn chìm nhiều thành phố và vùng đất trên thế giới.
Theo thống kê, từ thời điểm 55 thế kỷ trước cho đến trước 30 năm trở lại đây, lượng băng mất đi làm lộ ra các đường bờ biển với tốc độ khoảng 3,5mm mỗi năm. Nhưng trong 3 thập kỷ qua, tốc độ dâng của nước biển đã tăng vọt - lên đến 40mm mỗi năm - tức là hơn 11 lần.
Băng tan ở 2 cực của Trái đất sẽ gây ra rất nhiều những hậu quả nặng nề. Bên cạnh nhấn chìm nhiều diện tích đất, nó cũng hàng trăm triệu tấn khí mêtan, đang bị nhốt dưới tầng đóng băng vĩnh cửu.
Hiện tượng băng tan sẽ tạo nên những tảng băng lớn. Làm ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại. Khi các con thuyền đi trên biển va phải các tảng băng trôi cò kích thước lớn sẽ làm tàu bị hư hỏng nặng. Thậm chí có thể bị nhấn chìm.
Nhiệt độ tăng cao cũng khiến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hơn do tầng ozone. Đặc biệt là lượng khí thải từ xe cộ, nhà máy, các nguồn khác phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ,… Tầng ozone mặt đất là nhân tố chính gây sương mù quang hóa.
Và nhiệt độ càng tăng thì lớp sương mù càng dày. Không khí bẩn khiến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn tăng lên. Làm tình trạng người bị bệnh tim hay phổi trầm trọng hơn.
Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Thùy Dung (T.H)