Băng tan sâu 30,48m trơ xác ngựa quý 40.000 năm tuổi
Ngựa nâu sậm 3 tháng tuổi được tìm thấy trong chuyến thám hiểm đến Verkhoyansky của Yakutia (Cộng hòa Sakha thuộc Nga) và được đào từ mộ của nó ở độ sâu khoảng 100ft (tương đương 30,48 m) bên dưới bề mặt đất lún ban đầu.
Một bức hình mà nhóm nghiên cứu công bố cho thấy con ngựa non được bọc trong bùn và chân của nó có dấu sọc giống như “ngựa vằn”, DK ngày 14-9 cho hay.
"Con ngựa hóa thạch 3 tháng tuổi được tìm thấy ở Siberia là con ngựa hóa thạch “chỉ có một trên thế giới”, một nhà nghiên cứu nói.
Con vật này nằm trong lớp băng vĩnh cửu từ thời kỳ băng hà và dự kiến sẽ mang đến cho các nhà khoa học thêm rất nhiều thông tin mới về sự tiến hóa của loài ngựa. Loài ngựa này được tìm thấy ở vùng trầm tích Batagai hay còn gọi là “Cổng địa ngục” ở Siberia.
Đây là một lãnh thổ sắc màu rực rỡ nổi tiếng với việc khám phá ra những dấu tích của loài voi ma mút đã tuyệt chủng.
Semyon Grigoryev, người đứng đầu Bảo tàng Mammoth nổi tiếng thế giới ở thủ đô Yakutsk, cho biết:
“ Chú ngựa này khoảng 3 tháng tuổi (khi nó chết). Dấu tích độc nhất vô nhị này được tạo ra từ trong lớp băng vĩnh cửu của miệng hố Batagai.
Giá trị của phát hiện này được tăng thêm nhiều lần và cũng là phát hiện duy nhất mà chúng tôi có thể thu được các mẫu lớp đất nơi nó được bảo tồn. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ có thể khôi phục lại một bức tranh về môi trường sống của chú ngựa non mới được phát hiện“.
Loài ngựa này sống từ 30.000 đến 40.000 năm trước và phát hiện mới này sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một cái nhìn sâu sắc và duy nhất về sự phát triển của loài ngựa.
Các nhà khoa học đã tiết lộ với báoThe Siberian Timesrằng: “Chúng tôi sẽ báo cáo chính xác thời gian sống của chú ngựa này sau khi nghiên cứu các mẫu đất. Chú ngựa non đã được bảo quản hoàn toàn bộ lông màu nâu sậm, đuôi và bờm, cũng như tất cả các cơ quan nội tạng.
Không có vết thương nào được nhìn thấy trên cơ thể của nó. Đây là lần đầu tiên thế giới tìm thấy một con ngựa tiền sử chỉ với 3 tháng tuổi và với mức độ bảo tồn tuyệt vời như vậy“.
Các nhà khoa học phân loại miệng hố Batagaika là megaslump, một hố sụt rỗng rất lớn hình thành do lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy. Ngày này do nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên khiến lớp đất bề mặt và bên dưới miệng hố Batagaika sụp xuống.
Việc nghiên cứu các lớp trầm tích ở đây đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra nhiều thông tin hữu ích về những biến đổi trong quá khứ.