Bánh mì que Hải Phòng - quà bình dân nức lòng thực khách
Chiếc bánh mì que Hải Phòng dài chừng một gang tay, bé xíu xiu, nhân chỉ có duy nhất pate song lại khiến bất cứ ai từng nếm thử đều mê mẩn.
Từ một món ăn dân dã, giờ đây bánh mì que đã trở thành “ngôi sao” giúp người dân đất cảng “nở mày nở mặt” với các du khách thập phương.
Không “xôi thịt” như bánh mì Hà Nội, bánh mì que Hải Phòng có phần nhìn khá đơn giản. Món ăn đặc sản Hải Phòng chỉ to cỡ một đốt rưỡi tay, dài chừng một gang tay, nhân bên trong chỉ có duy nhất pate. Không giò, không chả, chỉ đơn giản vậy thôi nhưng bánh mì cay Hải Phòng vẫn khiến thực khách mê mẩn.
Nhưng đó chỉ là vẻ ngoài mà thôi, thứ bên trong của món ăn này mới chính là “linh hồn” đánh gục mọi trái tim của các tín đồ mê ẩm thực. Hầu hết các quán bánh mì cay nổi tiếng ở Hải Phòng đều tự chế biến pate. Pate được làm từ thịt nạc, gan lợn, mỡ phần và hạt tiêu, có vị đậm đà, độ béo vừa phải.
Cách làm bánh mì que Hải Phòng tại nhà
Bước 1. Kích thích nở men
Chuẩn bị một cốc nước ấm khoảng tầm 200ml, bỏ vào cốc nước 18gr đường, sau đó cho vào 12gr men nở và khuấy đều hỗn hợp lại với nhau, bạn chú ý để yên trong vòng 15 phút cho men hoạt động.
Bước 2. Làm bột bánh
Cho vào tô 500gr bột bánh mì, 5gr muối, 10gr dầu ăn sau đó cho hỗn hợp men lúc nãy. Đổ vào thêm 130ml nước, 15gr dấm rồi trộn đều vào nhau.
Bước 3. Nhồi bột
Bạncó thể nhồi bột bằng máy, để tốc độ chậm trong vòng 5 phút,chuyển sang tốc độ nhanh trong vòng 10 phút. Như vậy cả tốc độ nhanh và chậm đều mất 15 phút để nhồi, tạo thành một khối mềm, dai và sờ vào không dính tay.
Bước 4. Ủ bột
Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào tô, sau đó cho phần bột đạt chuẩn vào. Lấy một ít dầu ăn thoa nhẹ vào lòng bàn tay và xoa đều khắp bột. Dùng màng bọc thực phẩm phủ lên phía trên bề mặt tô, trường hợp bạn không có màng bọc thực phẩm thì có thể dùng một chiếc khăn ấm có kích cỡ phù hợp.
Ủ bột và để cho bột nở gấp đôi trong vòng 1 tiếng. Bột đạt chuẩn là khibạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là được.
Bước 5.Tạo hình bánh
Để bột nở trong vòng 1 tiếng xong, bạn lấy dầu ăn thoa nhẹ vào 2 lòng bàn tay để tránh trường hợp bánh bị nát. Nhồi sơ lại phần bột cho đều, sau đó dùng dao chia bột ra.
Đầu tiên là chia đôi phần bột ra thành 2 phần đều nhau, mỗi phần sẽ chia đều thành 8 phần nhỏ rồi vo tròn lại. Dao động mỗi phần nhỏ từ 50-55g, chia đều bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ấm bọc lại để bột không bị khô.
Tương tự những phần nhỏ được vo tròn, bạnlấy ra để lăn dài và mỗi phần bột có độ dài từ 20-25cm. Sau khi đã làm xong, tiếp tụcủ kín tầm 30 phút để bột nở lên gấp đôi rồi sau đó đem đi nướng.
Bước 6. Nướng bánh mì que
Trong lúc đợi bột nở, bạn bật lò nướng và cho một ít nước vào khay trống dưới tầng cuối cùng của lò.Cho lò nóng trước ở nhiệt độ 230 độ và trong vòng 10 phút.
Về phần bột sau khi đã nở lên gấp đôi, dùng một tấm giấy nến lót phía dưới khay, sau đó bạn xịt vào một lớp nước mỏng ở bề mặt phía trên của bánh và bỏ vào lò nướng luôn. Bạnchú ý đừng để khay quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất cân bằng nhiệt độ của bánh, sẽ để vào phần giữa để bánh có nhiệt độ cân bằng nhé!
Nướng bánh được tầm 2 phút thì bạn xịt vào một lớp nước trên bề mặt bánh, cứ thế 4 phút rồi tiếp tục xịt một lớp nước lên bề mặt bánh.
Bạn quan sát tầm 11 phút thì dùng găng tay, lấy phần khay nước ở phía dưới cùng ra ngoài. Lúc này bạn quan sát thấy phía trên mặt bánh bắt đầu vàng thì dùng kẹp để lật lại cho bánh có màu vàng đều.
Sau khi nướng khoảng tầm 22 phút thì bạn tắt lò, cho phần bánh mì ra ngoài và tiếp tục với các mẻ bánh tiếp theo. Trải một lớp khăn ở phía dưới và bỏ bánh mì vào phủ lại để giữ ấm.
Bước 7. Thành phẩm
Bánh mì lúc này phần vỏ bánh bên ngoài giòn rụm, bên trong mềm mịn. Bạn dùng kéo cắt một đường ở bên hông bánh, lấy thìa phủ đầy pate, nếu bạn ăn cay thì cho thêm tương ớt vào nữa thì ra thành phẩm chuẩn.