Bạo chúa Nero của La Mã không xấu xa, độc ác như lời đồn?

Trong 14 năm nắm quyền, hoàng đế La Mã Nero được biết đến là nhà cai trị độc ác, tàn sát nhiều người. Đặc biệt, bạo chúa Nero còn được cho là đã châm lửa đốt thành Rome. Liệu ông có thực sự xấu xa, độc ác đến vậy?

Nero Claudius Caesar (sinh ngày 15/12/37 - mất ngày 9/6/68) là hoàng đế La Mã thứ 5 và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius. Bạo chúa Nero trị vì La Mã từ năm 54 - 68.

Nero Claudius Caesar (sinh ngày 15/12/37 - mất ngày 9/6/68) là hoàng đế La Mã thứ 5 và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius. Bạo chúa Nero trị vì La Mã từ năm 54 - 68.

Theo các sử liệu, hoàng đế Nero được chú là hoàng đế Claudius nhận làm con nuôi. Về sau, hoàng đế Claudius truyền ngai vàng cho cháu trai dù có một con trai ruột.

Theo các sử liệu, hoàng đế Nero được chú là hoàng đế Claudius nhận làm con nuôi. Về sau, hoàng đế Claudius truyền ngai vàng cho cháu trai dù có một con trai ruột.

Mặc dù chỉ cai trị đế chế La Mã trong thời gian ngắn (14 năm) nhưng triều đại của Nero gắn liền với nhiều tiếng xấu. Ông được ghi chép là hoàng đế có tính cách nóng nảy, ưa xa hoa, tham lam, độc ác.

Mặc dù chỉ cai trị đế chế La Mã trong thời gian ngắn (14 năm) nhưng triều đại của Nero gắn liền với nhiều tiếng xấu. Ông được ghi chép là hoàng đế có tính cách nóng nảy, ưa xa hoa, tham lam, độc ác.

Không chỉ sa đọa vào các buổi tiệc linh đình suốt nhiều ngày tháng, Nero còn cho xây dựng nhiều tòa dinh thự tráng lệ, tìm niềm vui bằng cách tra tấn, sát hại nhiều dân thường vô tội, thậm chí là cả quan chức trong triều vì họ dám chống đối nhà vua.

Không chỉ sa đọa vào các buổi tiệc linh đình suốt nhiều ngày tháng, Nero còn cho xây dựng nhiều tòa dinh thự tráng lệ, tìm niềm vui bằng cách tra tấn, sát hại nhiều dân thường vô tội, thậm chí là cả quan chức trong triều vì họ dám chống đối nhà vua.

Đỉnh điểm tội ác của Nero là vào tháng 7 năm 64. Vị hoàng đế này được ghi chép trong nhiều sử liệu là thủ phạm gây ra trận đại hỏa hoạn ở thành Rome khiến 2/3 thành phố này bị thiêu rụi. Hàng ngàn người mất nhà cửa, tài sản trong vụ hỏa hoạn tồi tệ này.

Đỉnh điểm tội ác của Nero là vào tháng 7 năm 64. Vị hoàng đế này được ghi chép trong nhiều sử liệu là thủ phạm gây ra trận đại hỏa hoạn ở thành Rome khiến 2/3 thành phố này bị thiêu rụi. Hàng ngàn người mất nhà cửa, tài sản trong vụ hỏa hoạn tồi tệ này.

Trước thông tin này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Nero không độc ác như nhiều người vẫn tưởng. Ông không phải là thủ phạm ra lệnh đốt cháy thành Rome. Vào thời điểm xảy ra vụ cháy, Nero không ở Rome mà đi nghỉ ở Antium - nơi ông chào đời, ngày nay là Anzio.

Trước thông tin này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Nero không độc ác như nhiều người vẫn tưởng. Ông không phải là thủ phạm ra lệnh đốt cháy thành Rome. Vào thời điểm xảy ra vụ cháy, Nero không ở Rome mà đi nghỉ ở Antium - nơi ông chào đời, ngày nay là Anzio.

Sau khi nhận được tin về vụ cháy xảy ra ở Rome, hoàng đế Nero đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình hình, giúp dân chúng sớm ổn định lại cuộc sống như trích tiền như ngân khố để xây dựng lại nhà cửa, đường xá...

Sau khi nhận được tin về vụ cháy xảy ra ở Rome, hoàng đế Nero đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình hình, giúp dân chúng sớm ổn định lại cuộc sống như trích tiền như ngân khố để xây dựng lại nhà cửa, đường xá...

Theo lệnh của Nero, các công trình được xây dựng mới chủ yếu dùng nguyên liệu là đá thay vì gỗ để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Theo lệnh của Nero, các công trình được xây dựng mới chủ yếu dùng nguyên liệu là đá thay vì gỗ để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Tiếp đến, Nero cho xây dựng các con đường rộng lớn để các phương tiện có thể dễ dàng chở nước đến địa điểm xảy ra vụ cháy nhằm sớm khống chế hỏa hoạn nếu xảy ra trong tương lai.

Tiếp đến, Nero cho xây dựng các con đường rộng lớn để các phương tiện có thể dễ dàng chở nước đến địa điểm xảy ra vụ cháy nhằm sớm khống chế hỏa hoạn nếu xảy ra trong tương lai.

Harold Drake, giáo sư nghiên cứu lịch sử danh dự tại Đại học California, Santa Barbara cho rằng có thể một số kẻ thù của Nero như thượng nghị sĩ cố tình cho ghi chép những thông tin sai lệch về hoàng đế La Mã này. Mục đích của họ là nhằm xóa bỏ những thành tựu của Nero cũng như làm xấu hình ảnh của ông trong mắt hậu thế.

Harold Drake, giáo sư nghiên cứu lịch sử danh dự tại Đại học California, Santa Barbara cho rằng có thể một số kẻ thù của Nero như thượng nghị sĩ cố tình cho ghi chép những thông tin sai lệch về hoàng đế La Mã này. Mục đích của họ là nhằm xóa bỏ những thành tựu của Nero cũng như làm xấu hình ảnh của ông trong mắt hậu thế.

Mời độc giả xem video: Phong cách đeo khẩu trang trong mùa nắng nóng tại Italy. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bao-chua-nero-cua-la-ma-khong-xau-xa-doc-ac-nhu-loi-don-1749403.html