Báo động băng tan ở Bắc Cực
Trái Đất đang nóng lên, hậu quả dẫn đến hiện tượng băng tan ở hai cực Nam – Bắc ở mức đáng báo động.
Các nhà khoa học dự báo, băng tại Bắc cực sẽ tan gấp hai lần so với những năm trước đây. Tảng băng lâu đời và dày nhất ở Bắc cực cũng đã bắt đầu tan dần. Thậm chí khu vực phía Bắc, Greenland là nơi bị đóng băng quanh năm cũng đang có dấu hiệu tan chảy. Greenland được gọi là “tảng băng cuối cùng” vì được nhận định rằng băng biển lâu năm của Bắc cực sẽ xuất hiện tại đây.
Tờ Guardian dẫn nghiên cứu của Viện Khí tượng Đan Mạch: “Hầu như các tảng băng ở phía bắc Greenland đều đã vỡ vụn, khiến cho nó dễ bị gió thổi và di chuyển xa bờ biển hơn. Thông thường các tảng băng ở khu vực không đó có lối nào để đi, nên nó thường chồng chất lên nhau, tạo độ dày có thể lên tới 20 mét. Tuy nhiên, gần đây nó đã bắt đầu bị gió thổi đi vào tháng 2 và đầu tháng 8 năm nay”.
Nguyên nhân dẫn đến từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu tạo ra gió nóng và các cơn sóng nhiệt ở bán cầu Bắc. Theo lời một nhà khí tượng học, thì đây là hiện tượng “đáng sợ”. Sự hình thành băng và đóng băng đang trở nên chậm lại. Các chuyên gia dự đoán thời kỳ băng hà chắc chắn sẽ đến muộn hơn.
Các lớp băng Bắc cực đang ngày càng mỏng, cảnh báo rằng mùa hè ở Bắc Băng Dương từ năm 2030 đến năm 2050 băng sẽ tan hoàn toàn.
Một tảng băng khổng lồ đã trôi dạt gần bờ biển Greenland của Đan Mạch, gây ra những mối lo ngại về nguy cơ lũ lụt nếu khối bằng này tan chảy. Các nhà chức trách địa phương đã kêu gọi cư dân trên hòn đảo Innarsuit sớm sơ tán khỏi khu vực bờ biển Greeenland. Cảnh sát sở tại cũng nhấn mạnh, nếu tảng băng bị vỡ thành từng mảnh, nguy cơ gây lũ lụt sẽ xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi làng kể trên Nhà địa chất Đan Mạch, William Colgan cho biết.
Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/the-gioi/bao-dong-bang-tan-o-bac-cuc-60844.html