Bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng?

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng là câu hỏi khiến nhiều người phải 'vắt óc' đi tìm lời giải. Nhất là khi bản thân còn thiếu kinh nghiệm và non tay nghề.

1. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng? Quy trình chuẩn

● Bước 1: Tắt máy, ngắt điện

Nếu tháp vẫn còn điện thì khi bạn tiếp cận hệ thống, nguy cơ bị giật sẽ rất cao. Vậy nên để tối ưu độ an toàn thì trước khi thực hiện các thao tác bảo trì, bạn cần ngắt kết nối điện với tháp.

● Bước 2: Làm sạch cáu cặn tháp

Cáu, cặn bẩn thường “sum tụ” ở khu vực bồn chứa nước, mặt dưới của ống dẫn,... Bạn có thể dùng bàn chà kết hợp hóa chất chuyên biệt để làm tan, làm bong và “đánh bay” các thành phần này.

● Bước 3: Xả thải hóa chất ra khỏi tháp

Khi hóa chất đã phát huy tác dụng, bạn kích hoạt tạm thời tháp tản nhiệt nước công nghiệp chính hãng - giá xưởng để tận dụng áp lực dòng nước, tống đẩy cặn và hóa chất ra ngoài. Sau đó ngắt máy để bước sang công đoạn tiếp theo.

● Bước 4: Vệ sinh ống phun nước, tấm tản nhiệt,...

Với những bộ phận này, bạn có thể tách đầu phun, ống chia dung môi và khối đệm ra khỏi kết cấu chung và vệ sinh lần lượt.

Cách làm sạch rất đơn giản, chỉ cần hòa loãng xà phòng dạng nước và ngâm ngập tất thảy phụ kiện vào trong nửa giờ. Sau đó lấy bàn chải nhiều kích cỡ để tiếp cận mọi ngóc ngách nhằm loại bỏ triệt để vết bẩn còn bám dính. Cuối cùng xả lại là xong.

● Bước 5: Kiểm tra, thay dầu (nếu cần)

Thiết bị hoạt động “vào guồng” là nhờ sự góp mặt của dầu bôi trơn nên khi thiếu hụt thành phần này thì độ ăn mòn sẽ tăng, động cơ dễ nóng lên. Do đó bạn cần kiểm tra dung môi này để cấp bổ sung hoặc thay thế nếu dầu quá bẩn.

● Bước 6: Kiểm tra điện cấp

Việc kết nối tháp với nguồn điện “ăn khớp” vốn đã được thực hiện từ khâu lắp đặt trước đó.

Tuy vậy bạn vẫn nên rà soát qua phương diện này để xem nguồn cấp có khỏe và ổn định không. Nếu điện chập chờn thì tính năng làm mát của tháp sẽ bị suy giảm. Vậy nên trong trường hợp này, bạn cần chấn chỉnh ngay để phục hồi công năng máy.

● Bước 7: Làm sạch bên ngoài tháp (vỏ tháp, cánh quạt,...)

Vỏ tháp và cánh quạt đều được gia cố bằng chất liệu chống gỉ “thần sầu" nên bạn chỉ cần lau bụi, ngoài ra không phải tác động gì nhiều. Cách làm chung là dùng khăn sạch, làm ẩm, vắt kiệt nước rồi lau 3-4 lượt. Sau đó để bề mặt khô tự nhiên là xong.

● Bước 8: Nghiệm thu, test chạy thử nghiệm

Khi bảo trì xong, bạn hãy ráp nối lại các chi tiết tháp, sau đó cắm điện và kích hoạt công năng. Nếu máy chạy mượt, làm mát nhạy, không phát ra tiếng động lớn thì bạn đã bảo dưỡng đúng cách rồi đấy!

2. Yên Phát - Tư vấn lắp đặt, bảo dưỡng tháp giải nhiệt uy tín

Việc bảo dưỡng tháp nói thì đơn giản nhưng để “vào việc” thì rất cần đến kinh nghiệm và chuyên môn.

Nếu không chuẩn bị kỹ và thực sự am hiểu thì vừa không thu về kết quả, vừa gây hỏng máy, tốn thời gian. Vậy nên bạn rất cần đến một đơn vị bảo dưỡng tháp giải nhiệt chuyên nghiệp như Yên Phát để “giải nguy” trong trường hợp này.

Yên Phát - Tổng kho máy công nghiệp là thương hiệu có trên 12 năm kinh nghiệm trong mảng cung ứng, lắp đặt và bảo trì tháp tản nhiệt. Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ KTV tay nghề cao, nắm bắt tốt kết cấu, cơ chế vận hành và các vấn đề thường gặp của thiết bị. Vậy nên khâu bảo trì diễn ra rất nhanh gọn, chuẩn xác.

Không chỉ vậy, chi phí còn rất hợp lý, nằm trong khả năng chi trả của số đông. Đặc biệt khi mua hàng tại doanh nghiệp thì tiền bảo dưỡng tháp còn được chiết khấu mạnh tay.

Vậy nên khi có sự giúp sức của Yên Phát, bạn không cần phải băn khoăn về việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào cho đúng. Chỉ cần liên hệ là Yên Phát có mặt ngay. Rất tuyệt phải không?

P.V

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/bao-duong-thap-giai-nhiet-nhu-the-nao-cho-dung-post269198.html