Bạo lực ở Myanmar gây ra cuộc khủng hoảng tỵ nạn ở miền đông Ấn Độ
Tình hình an ninh bất ổn và cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người biểu tình ở Myanmar đã khiến nhiều người phải chạy trốn và vượt biên sang các bang phía đông bắc của Ấn Độ.
Cửa khẩu hữu nghị giữa Myanmar và Ấn Độ. Ảnh: IANS
Bài liên quan
Lực lượng an ninh Myanmar dùng súng phóng lựu, hơn 80 người biểu tình thiệt mạng
10 người thiệt mạng, quân đội Myanmar nói các cuộc biểu tình đang giảm
Tòa án Myanmar tuyên án tử hình 19 người do hành vi bạo lực đối với quân đội
Tình hình dọc biên giới Myanmar-Ấn Độ đang "trở nên tồi tệ hơn", một công dân Myanmar gần đây đã trốn khỏi đất nước của họ và vượt biên sang Ấn Độ nói với DW. "Chúng tôi lo lắng cho gia đình và bạn bè của chúng tôi, những người bị bỏ lại phía sau", người hiện đang xin tị nạn chính trị ở Ấn Độ và yêu cầu giấu tên cho biết.
"Những người ở Ấn Độ đã rất hữu ích nhưng chúng tôi sợ bị chính quyền trục xuất. Trong khi một số người trong chúng tôi đang cố gắng tìm ra quy trình tị nạn, chúng tôi hy vọng sẽ sớm trở về đất nước của mình vào một ngày nào đó".
Kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 diễn ra ở Myanmar và các cuộc đàn áp xảy ra đối với những người biểu tình, hơn 1.000 người từ đất nước này đã chạy trốn và vượt biên sang Ấn Độ.
Hơn 700 dân thường đã thiệt mạng trong vòng 70 ngày kể từ cuộc đảo chính và hơn 3.000 người đã bị bắt giữ, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Tình hình bất ổn đã làm dấy lên những cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bùng phát dọc theo biên giới của Myanmar với nước láng giềng Ấn Độ.
New Delhi lên án bạo lực ở Myanmar
Ban đầu miễn cưỡng lên tiếng phản đối cuộc đảo chính, Ấn Độ gần đây đã thay đổi lập trường và lên án mạnh mẽ cuộc đàn áp ngày càng gia tăng của quân đội Myanmar đối với những người biểu tình, kêu gọi khôi phục nền dân chủ và chấm dứt bạo lực xuyên biên giới phía đông.
Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc về ảnh hưởng trong khu vực, trước đây đã không tuân theo việc các cường quốc quốc tế khác về việc bác bỏ hoàn toàn cuộc đảo chính ở Myanmar.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ấn Độ gần đây tỏ ra có quan điểm mạnh mẽ hơn, lên án "bất kỳ hành vi sử dụng bạo lực nào" và thúc giục Myanmar trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị hiện đang sống mòn mỏi trong các nhà tù của đất nước.
"Chúng tôi tin rằng nhà nước pháp quyền sẽ chiếm ưu thế. Chúng tôi ủng hộ việc khôi phục nền dân chủ ở Myanmar", đồng thời nói thêm rằng New Delhi sẵn sàng đóng một "vai trò cân bằng và mang tính xây dựng" để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài 1.600 km (1.000 dặm) trên đất liền với Myanmar.
Bang Mizoram của Ấn Độ có chung đường biên giới rộng 400 km với Myanmar, chủ yếu dọc theo sông Tiau, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi dòng người tị nạn.
Lực lượng biên phòng Ấn Độ mới đây đã phong tỏa biên giới và đẩy lùi những người cố gắng nhập cảnh vào nước này.
Cách chính quyền xử lý vụ việc ở Mizoram không được suôn sẻ cho lắm. Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ hiến bang Zoramthanga nói rằng quá trình trục xuất là "không thể chấp nhận được" đối với bang của ông.
Cho đến nay, hơn 1.000 người, bao gồm cả cảnh sát Myanmar và gia đình của họ, đã sang Ấn Độ kể từ cuối tháng Hai.
Trong khi hầu hết những người tị nạn này đều vào Mizoram, nơi chính quyền địa phương và các nhóm xã hội dân sự đã hỗ trợ họ, một số người đã cố gắng vượt sang bang thứ hai của Ấn Độ, Manipur.
Chính quyền bang ở đó gần đây đã yêu cầu 5 huyện giáp biên giới với Myanmar từ chối những người vượt biên này.
"Chính quyền quận không nên mở bất kỳ trại tị nạn nào để cung cấp thực phẩm và nơi ở. Những người cố gắng vào nên được tự chối một cách lịch sự", phía chính quyền bang Manipur yêu cầu.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết chính quyền các bang không được phép trao quy chế tị nạn cho bất kỳ ai nhập cảnh từ Myanmar, vì Ấn Độ không phải là một bên ký kết Công ước Người tị nạn của LHQ năm 1951 hoặc Nghị định thư năm 1967.