Báo Mỹ nói lại vụ UAV xâm nhập căn cứ Andersen
Theo chuyên gia quân sự Mỹ, Mark Episkopos, nếu vụ xâm nhập căn cứ Andersen là tình huống tấn công, thiệt hại với Mỹ sẽ không hề nhỏ.
Chuyên gia Mỹ dẫn nguồn tin từ lực lượng phòng thủ Mỹ cho biết, số lượng lớn máy bay không người lái (UAV) được trang bị đèn chiếu sáng từ hướng biển bay tràn qua Andersen, trên đảo Guam - căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Cả đội UAV này còn tự do bay lượn ngay phía trên những hệ thống THAAD và ghi hình căn cứ. Cuộc xâm nhập của những chiếc UAV này diễn ra trong tháng 3 và tháng 4/2019.
"Nếu cuộc xâm nhập của những UAV đó với mục đích tấn công thì toàn bộ hệ thống phòng thủ Mỹ tại căn cứ Andersen có thể đã bị tiêu diệt bằng hệ thống vũ khí rẻ tiền", chuyên gia Mỹ cho biết.
Mark Episkopos nói thêm rằng, thực tế này xuất phát từ thiết kế của THAAD và cách triển khai vũ khí của Mỹ. Được biết, THAAD là hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối nên chúng chỉ có thể đối phó với những mục tiêu có trần bay cao.
Trong khi đó hệ thống đánh chặn này lại không được bảo vệ bằng những hệ thống phòng thủ tầm gần như cách người Nga dùng Pantsir-S1 hoặc một số hệ thống khác bảo vệ S-300 và S-400. Vì vậy, dù có có thể đối phó tốt với mục tiêu tầm cao nhưng THAAD không thể tự bảo vệ mình nếu bị tấn công bằng vũ khí tầm thấp.
Không đưa ra tuyên bố trực tiếp về vụ việc nhưng hồi đầu năm 2020, người phát ngôn Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ, ông Mark Wright khẳng định, trong những cuộc thử nghiệm đã được thực hiện, THAAD đã chứng minh có khả năng đánh chặn mục tiêu lên tới trên 90%.
Đánh giá về tuyên bố của Mỹ, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho rằng, mặc dù diễn tập đánh chặn tên lửa thành công nhưng Mỹ sẽ cần thêm nhiều thời gian nữa mới có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo của Nga trong điều kiện thực chiến.
Thành công của Nga trên tất cả các lĩnh vực quốc phòng Mỹ bắt đầu lo lắng và gần đây họ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đánh chặn tên lửa bằng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Việc Nga tạo ra loại tên lửa thế hệ mới đa dạng đã và đang khiến Mỹ tích cực tìm các đối phó và chống lại các cuộc tấn công từ phía Nga.
Sau khi phân tích dữ liệu về loại mục tiêu, đặc điểm tốc độ của chúng và điều kiện nơi mà Mỹ tiến hành đánh chặn mục tiêu, chuyên gia Nga đưa tới kết luận rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đánh chặn thành công mục tiêu này không có gì mới.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Leonkov của tờ tạp chí "Kho vũ khí dân tộc" đã cho biết rằng, việc đánh chặn mục tiêu giống như Mỹ thực hiện đã được thực hiện từ rất lâu và không có gì khó khăn.
Chuyên gia này giải thích, trong quá trình luyện tập các mục tiêu đều không có một tính năng rất quan trọng – đó là khả năng điều khiển. Trong thực tế tên lửa được ném từ máy bay, điều này giống như một thỏi đúc, các đặc điểm quỹ đạo bay của chúng hoàn toàn khác so với tên lửa đạn đạo mà các nước đang trang bị.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, những thành công mà Mỹ đạt được chỉ có thể đe dọa các quốc gia hiện nay đang trang bị các loại tên lửa đạn đạo lỗi thời, còn đối với các cường quốc với loại tên lửa đạn đạo mới các hệ thống THAAD của Mỹ đơn giản chỉ đứng nhìn.