Báo Mỹ nói về điểm yếu chết người trên tăng M1A1 Abrams của Ukraine

Hãng tin Mỹ CNN có bài viết về những điểm yếu chết người trên xe tăng M1A1 Abrams ở chiến trường Ukraine; trong khi lính Nga biến pháo trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 thành pháo mặt đất.

Kênh truyền hình CNN sau khi phỏng vấn các kíp xe tăng Ukraine ở chiến trường, đã lên tiếng về những điểm yếu chết người của xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ ở Ukraine và CNN đã thẳng thắn chỉ ra, xe tăng Mỹ không có đủ khả năng bảo vệ kíp xe trước vũ khí chống tăng hiện đại.

Kênh truyền hình CNN sau khi phỏng vấn các kíp xe tăng Ukraine ở chiến trường, đã lên tiếng về những điểm yếu chết người của xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ ở Ukraine và CNN đã thẳng thắn chỉ ra, xe tăng Mỹ không có đủ khả năng bảo vệ kíp xe trước vũ khí chống tăng hiện đại.

Kênh CNN nêu tên những “lỗ hổng” nghiêm trọng của “siêu tăng” Mỹ trị giá hơn 10 triệu USD này, đó là lớp giáp yếu, không thể bảo vệ kíp xe ngay cả trước cuộc tấn công của máy bay không người lái, mang vũ khí chống tăng hạng nhẹ.

Đặc biệt, xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine luôn là mục tiêu bị quân Nga săn đuổi nhiều nhất trên chiến trường Ukraine; thời gian xuất hiện của nó trong chiến đấu rất ngắn, chỉ tính bằng vài ngày. Đặc biệt là khi quân Nga có quá nhiều vũ khí chống tăng nguy hiểm.

Đặc biệt là lớp giáp của tăng M1A1 Abrams tương đối yếu, hoàn toàn không có khả năng bảo vệ kíp xe; trái ngược với những lời tuyên bố trước đó của Mỹ, là lớp giáp trên phiên bản M1A1 SA Abrams viện trợ cho Ukraine, có khả năng chống được các đòn tấn công bằng vũ khí chống tăng thông thường của Nga.

“Trên thực tế, chiến tranh ngày nay nó là một cuộc chiến tranh không người lái. Thế nên bây giờ, khi một chiếc xe tăng lăn bánh, nó đã nằm trong tầm ngắm và họ luôn cố gắng tiêu diệt nó”, CNN dẫn lời một chỉ huy xe tăng của Ukraine cho biết.

Ngoài ra, Quân đội Ukraine còn phàn nàn về thiết bị điện tử của xe tăng M1A1 Abrams hoạt động rất “phập phù”, dễ bị cháy khi trời mưa và sương mù dày đặc. Điều này cũng hoàn toàn trái ngược với quảng cáo của nhà sản xuất Mỹ, đó là tăng M1A1 Abrams có thể hoạt động “trong mọi điều kiện thời tiết”.

Ngoài ra, Quân đội Ukraine còn phàn nàn về thiết bị điện tử của xe tăng M1A1 Abrams hoạt động rất “phập phù”, dễ bị cháy khi trời mưa và sương mù dày đặc. Điều này cũng hoàn toàn trái ngược với quảng cáo của nhà sản xuất Mỹ, đó là tăng M1A1 Abrams có thể hoạt động “trong mọi điều kiện thời tiết”.

Thậm chí phóng viên CNN còn phát hiện thấy một chiếc M1A1 Abrams của quân Ukraine “đứng bất động” dưới gốc cây, hóa ra chiếc xe tăng này hỏng động cơ. “Nó gần như bất động do trục trặc động cơ, dù mới được chuyển giao từ Ba Lan”, CNN đưa tin.

Thậm chí phóng viên CNN còn phát hiện thấy một chiếc M1A1 Abrams của quân Ukraine “đứng bất động” dưới gốc cây, hóa ra chiếc xe tăng này hỏng động cơ. “Nó gần như bất động do trục trặc động cơ, dù mới được chuyển giao từ Ba Lan”, CNN đưa tin.

Ấn phẩm này cũng chỉ ra tình trạng Quân đội Ukraine thiếu đạn cho xe tăng Mỹ. Các binh sĩ Ukraine được phỏng vấn riêng đã phàn nàn về việc họ được huấn luyện để sử dụng xe Abrams theo chiến thuật của NATO; nhưng đây lại là chiến trường Ukraine.

Tại các thao trường của NATO, nơi lính Ukraine được huấn luyện sử dụng xe tăng M1A1 Abrams, họ được huấn luyện chiến thuật sử dụng xe tăng, sau khi lực lượng không quân và pháo binh tiến hành hỏa lực chuẩn bị, đối phương cơ bản đã mất sức chiến đấu.

Tuy nhiên, ở chiến trường Ukraine, chiến thuật như vậy là không thể. “Chúng tôi không có không quân hoặc pháo binh. Chúng tôi chỉ có một chiếc xe tăng và đó là vấn đề”, một chỉ huy Ukraine cho biết.

Trong khi đó, truyền thông phương Tây thu hút sự chú ý đến loại vũ khí “bất bình thường” được binh lính Nga sử dụng ở Quân khu phía Bắc, đó là một khẩu pháo trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1, được “chế” thành pháo xe kéo và có tốc độ bắn rất nhanh.

Trong khi đó, truyền thông phương Tây thu hút sự chú ý đến loại vũ khí “bất bình thường” được binh lính Nga sử dụng ở Quân khu phía Bắc, đó là một khẩu pháo trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1, được “chế” thành pháo xe kéo và có tốc độ bắn rất nhanh.

Khẩu pháo nòng trơn 2A28 “Grom” 73 mm được tháo khỏi xe chiến đấu BMP-1, sau đó nó được lắp đặt trên một gầm bệ, được lấy từ súng cối tự động 82mm 2B9 “Vasilek”, biến thành khẩu pháo tự chế, có thể ngắm bắn trực tiếp hoặc bắn đạn theo kiểu cầu vồng.

Khẩu pháo nòng trơn 2A28 “Grom” 73 mm được tháo khỏi xe chiến đấu BMP-1, sau đó nó được lắp đặt trên một gầm bệ, được lấy từ súng cối tự động 82mm 2B9 “Vasilek”, biến thành khẩu pháo tự chế, có thể ngắm bắn trực tiếp hoặc bắn đạn theo kiểu cầu vồng.

Lính Nga được cho là đang sử dụng loại pháo tự chế này để hỗ trợ bộ binh tấn công và phòng thủ ở chiến trường phía bắc Ukraine. Pháo Grom có thể bắn hai loại đạn chính: đạn nổ lõm PG-15V, có khả năng xuyên 300-400 mm thép đồng nhất (RHA) hoặc 1,5 m gạch và đạn nổ phá chống bộ binh OG-15V.

Lính Nga được cho là đang sử dụng loại pháo tự chế này để hỗ trợ bộ binh tấn công và phòng thủ ở chiến trường phía bắc Ukraine. Pháo Grom có thể bắn hai loại đạn chính: đạn nổ lõm PG-15V, có khả năng xuyên 300-400 mm thép đồng nhất (RHA) hoặc 1,5 m gạch và đạn nổ phá chống bộ binh OG-15V.

Tầm bắn trực tiếp của pháo Grom khoảng 750 mét, nó có mức chính xác tương đối cao khi bắn vào mục tiêu ở cự ly ngắn. Pháo có thể đạt tầm bắn tối đa 1.300 mét khi bắn mục tiêu ở khoảng cách xa theo quỹ đạo parabol. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ kết quả mà Grom thể hiện trong vai trò là một pháo xe kéo. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, CNN).

Pháo 2A28 “Grom” 73 mm được lính Nga chế thành pháo xe kéo. Nguồn: Topwar.

Tiến Minh (Theo Topwar, Topcor.ru)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bao-my-noi-ve-diem-yeu-chet-nguoi-tren-tang-m1a1-abrams-cua-ukraine-1995669.html