Báo Mỹ: Quyết định của Tổng thống Putin ở Ukraine có thể khiến vũ khí Nga mất khả năng 'hái ra tiền'
19fortyfive cũng đưa ra dự đoán về quốc gia có khả năng 'soán ngôi' Nga ở lĩnh vực này.
Theo 19fortyfive, cuộc xung đột ở Ukraine có nguy cơ khiến Nga mất thị trường bán vũ khí hái ra tiền.
Thực tế là trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga là một ông lớn trong thị trường buôn bán vũ khí với các thương vụ tiền tỷ.
Nhưng nay, với những lỗ hổng trong hệ thống vũ khí của Nga, nguy cơ mất thị trường xuất khẩu vũ khí đang ở ngay trước mắt đối với Moscow.
Thách thức với Nga
Việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine có thể làm dịch chuyển cán cân thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu, khiến Moscow bị cô lập và giúp Bắc Kinh nổi lên như một bên đóng vai trò quan trọng trong thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu.
Thực tế trên thị trường mua bán vũ khí quốc tế hiện nay, không nhiều quốc gia có quyền lựa chọn giữa một bên là Nga, Trung Quốc và một bên là phương Tây.
Một số quốc gia chỉ chăm chăm nhập khẩu vũ khí từ cả Nga, Trung Quốc hay chỉ chọn phương Tây.
Các nhóm này có thể được phân chia gọn gàng theo thước đo của luật sở hữu trí tuệ. Vì những ý do chủ yếu không liên quan đến xuất khẩu vũ khí, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có xu hướng bán vũ khí cho các quốc gia có bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh mẽ.
Đây ít nhiều là một đại diện cho việc "tuân theo trật tự quốc tế tự do dựa trên luật lệ", nhưng dù sao cũng là một dự báo hữu ích về cách vũ khí kết thúc ở một nơi chứ không phải là nơi khác.
Do đó, ngay cả khi cả Nga và Trung Quốc ngày càng thân thiết hơn, cả hai đều đã phát triển mối quan hệ "tổng bằng không" đối với xuất khẩu vũ khí.
Sự thật là Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu của Nga trong một thời gian, khiến vị thế của nhà xuất khẩu hàng đầu của Nga càng trở nên bấp bênh hơn.
Hầu hết các thiết bị vũ khí của Nga ít nhất đều có từ thời Chiến tranh Lạnh, và mặc dù điều này cũng đúng với các nhà cung cấp của Mỹ và châu Âu, nhưng phương Tây đã nỗ lực nâng cấp đáng kể hầu hết các vũ khí khí tài của họ.
Ưu thế lâu nay của thiết bị vũ khí Nga là giá rẻ và Moscow vẫn có thể cạnh tranh về chi phí với Mỹ và Châu Âu.
Nhưng một lần nữa, vấn đề là không có nhiều khách hàng chỉ nhìn giá cả rẻ mà mua hàng. Vì với những quốc gia chỉ nhìn giá để mua hàng, Trung Quốc rõ ràng là một lựa chọn ngày càng hấp dẫn.
Cơ hội cho Trung Quốc
Nga bán một lượng lớn vũ khí xuất khẩu cho Trung Quốc và Ấn Độ. Mối quan hệ mua bán vũ khí của Nga với Trung Quốc đã trở nên căng thẳng kể từ khi quan hệ thương mại được nối lại vào những năm 1990.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga ngay lập tức bắt đầu xuất khẩu một lượng lớn thiết bị quân sự sang Trung Quốc với đủ loại cấu hình.
Theo thời gian, Nga ngày càng lo ngại rằng, Trung Quốc mua thiết bị Nga, sau đó vi phạm về giấy phép, cũng như quyền sở hữu trí tuệ bằng cách bắt chước hoặc sửa đổi thiết bị này rồi sau đó xuất khẩu sang nước khác.0
Vì vậy, kinh ngạch thương mại về vũ khí giữa Nga-Trung đã giảm đáng kể, đặc biệt là đối với các công nghệ tiên tiến nhất.
Tuy nhiên, vài năm trước, Nga đã đảo ngược quyết định của mình, dường như vì tin rằng Trung Quốc đã tiến gần đến việc bắt kịp hoặc vượt qua các tiêu chuẩn của Nga đến mức việc giữ lại các công nghệ cũ là không còn hợp lý.
Do đó, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phần lớn đã bắt kịp (và theo một cách nào đó đã vượt qua) đối tác Nga.
Những người mua thiết bị vũ khí của Nga phải tự hỏi mình một số câu hỏi rất khó. Nga chắc chắn sẽ lực cải thiện năng lực của cơ sở công nghiệp quốc phòng (DIB) để tái trang bị lực lượng, trước những tổn thất ở Ukraine.
Khi Nga cần cạnh tranh với những thị trường xuất khẩu mới nối khác (như Trung Quốc), ai sẽ thắng?
Các quốc gia mua vũ khí của Nga cũng sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt có thể ngăn họ tiếp cận thị trường vũ khí phương Tây, và thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến việc sử dụng đồng USD của họ.
Các kỹ thuật viên và kỹ sư Nga, những người cần thiết để nâng cấp và bảo trì các thiết bị được xuất khẩu nhiều, có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của riêng họ, bao gồm hạn chế đi lại.
Các công ty Trung Quốc sẽ gặp ít hoặc không gặp phải những vấn đề này. Trên thực tế, các công ty quốc phòng Trung Quốc cũng có thể nhìn thấy cơ hội xuất khẩu vũ khí cho Nga để Moscow hỗ trợ tái trang bị lực lượng vũ trang của mình.
Có một số quốc gia không thể mua hàng Trung Quốc và do đó điều đó nhất thiết phải ràng buộc với DIB của Nga. Là đối thủ của Trung Quốc ở Nam Á, Ấn Độ đơn giản là không thể dựa vào tiềm năng mua vũ khí từ Bắc Kinh mà phải chờ đợi Nga.
Tất cả những điều này khiến Nga rơi vào tình thế khó khăn. Nga về cơ bản đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí và năng lượng trên toàn cầu.
Các biện pháp trừng phạt đã khiến những ngành chủ lực này của Moscow điêu đứng. Nhưng trong phân tích cuối cùng, ngành mua bán vũ khí sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn năng lượng vì châu Âu cần và phụ thuộc vào năng lượng Nga chứ không phải vũ khí của nước này.
Nhiều nhà nhập khẩu vũ khí, khi được lựa chọn, sẽ xác định rằng mối quan hệ quân sự với Trung Quốc là an toàn và đáng tin cậy hơn mối quan hệ với Nga.
Tất nhiên, Trung Quốc cũng có thể gặp phải các vấn đề của riêng mình: chẳng hạn như hiệu suất hoạt động tốt của các UAV Thổ Nhĩ Kỳ ở Ukraine có thể đảm bảo sự thống trị của Ankara trong một thị trường mà Bắc Kinh đã cố gắng kiểm soát nhưng vẫn chưa thành công.
Điều này sẽ có những tác động rất tiêu cực về lâu dài đối với nền kinh tế Nga và DIB khi việc kiếm ngoại tệ trở nên khó khăn hơn và khiến Nga không thể phụ thuộc, trông chờ doanh số bán hàng từ nước ngoài để bù đắp chi phí phát triển vũ khí mới.
19fortyfive nhận định, rõ ràng, theo cách này hay nhiều cách khác, quyết định mở chiến dịch quân sự ở Ukraine của Tổng thống Putin đã đặt vị thế cường quốc mua bán vũ khí của Nga vào tình thế rủi ro.