Bao nhiêu đứa trẻ mắc 'trầm cảm' mà không nhận ra? Nếu xảy ra những 'hiện tượng' này, cha mẹ đừng bất cẩn

Trầm cảm ở trẻ em là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử của trẻ, có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thần.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em sẽ khác với những cảm xúc vui buồn thất thường trong giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu tình trạng buồn bã lặp lại suốt một thời gian dài cùng với sự tách biệt với các hoạt động sở thích, trường lớp hay gia đình thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh trầm cảm. Thậm chí, một số trẻ còn có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc tự tử vì không thể chịu đựng nỗi đau tâm lý.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em (Ảnh minh họa)

Khi trẻ mắc bệnh trầm cảm, bạn cần dành thời gian bên con nhiều hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì việc đầu tiên chúng ta phải nhận biết được bệnh trầm cảm ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em dưới đây để có thể giúp con nhanh chóng lấy lại tiếng cười hồn nhiên nhé!

Thường tức giận với những vấn đề bình thường

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trẻ thường tức giận do một số điều vụn vặt trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ chỉ coi đây là biểu hiện chính của sự nổi loạn ở tuổi vị thành niên. Nhưng nếu hiện tường này xảy ra thường xuyên thì đây cũng là một đặc điểm điển hình của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm không chỉ khiến tâm lý buồn bực mà còn rất dễ cáu gắt. Nếu con bạn luôn cảm thấy bồn chồn không thể giải thích được trong một thời gian dài, phàn nàn nhiều và không thể tiếp xúc gần gũi với mọi người, có thể là do trầm cảm. Hành vi này gây nguy hiểm cho tất cả các hormone bình thường của cơ thể, gây mất cân bằng tinh thần và cảm xúc.

Không thể tập trung

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trầm cảm có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng tập trung.

Dấu hiệu này sẽ làm cho tốc độ phản ứng chậm lại, đầu óc mờ mịt, khả năng ghi nhớ giảm sút, tâm trạng thất thường... Nó sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến công việc và học tập, rèn luyện. Cha mẹ khi nhận thấy khả năng chuyên môn hay kết quả học tập của con mình giảm sút nghiêm trọng trong một thời gian nhất định thì bạn phải chú ý đến bệnh trầm cảm.

Kém ăn hoặc ăn quá nhiều

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Nói chung, những người bị trầm cảm sẽ ngày càng ít nói, kém ăn, luôn cảm thấy mọi thứ vô vị, không hứng thú, cả đồ ăn cũng vậy, không muốn nuốt.

Tuy nhiên, một số trẻ lại thích ăn nhiều thức ăn gây để kích thích, giải tỏa sự lo lắng, tức giận. Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường so với hoạt động thường ngày, cha mẹ nên để ý, quan tâm trẻ hoặc đưa đến các trung tâm y tế để khám, nhận biết và điều trị kịp thời.

Theo CL&XH

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bao-nhieu-dua-tre-mac-tram-cam-ma-khong-nhan-ra-neu-xay-ra-nhung-hien-tuong-nay-cha-me-dung-bat-can/20231224012708793