Báo Pháp: Karabakh cho thấy vị thế mới của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Vai trò và vị thế của Liên bang Nga trong cuộc khủng hoảng mới diễn ra ở khu vực Transcaucasus (Ngoại Kavkaz) đã được thảo luận trên cổng thông tin phân tích Phương Đông XXI của Pháp.

Theo giới phân tích, bài học từ cuộc xung đột này rõ ràng là "cay đắng cho Nga, vốn từ lâu đã có sức mạnh thống trị ở Caucasus (Kavkaz)", nhưng trong trò chơi phức tạp của các trận chiến và liên minh này, mọi người cuối cùng sẽ tìm thấy vị thế của riêng mình.

Theo giới phân tích, bài học từ cuộc xung đột này rõ ràng là "cay đắng cho Nga, vốn từ lâu đã có sức mạnh thống trị ở Caucasus (Kavkaz)", nhưng trong trò chơi phức tạp của các trận chiến và liên minh này, mọi người cuối cùng sẽ tìm thấy vị thế của riêng mình.

Ấn phẩm nhắc nhở rằng theo thỏa thuận được ký kết dưới sự bảo trợ của Nga vào đêm 9 - 10/11/2020, Azerbaijan sẽ giành lại 7 khu vực tại Karabakh, đồng thời sẽ mở một hành lang băng qua Armenia, cho phép quốc gia này tiếp cận tỉnh Nakhichevan.

Ấn phẩm nhắc nhở rằng theo thỏa thuận được ký kết dưới sự bảo trợ của Nga vào đêm 9 - 10/11/2020, Azerbaijan sẽ giành lại 7 khu vực tại Karabakh, đồng thời sẽ mở một hành lang băng qua Armenia, cho phép quốc gia này tiếp cận tỉnh Nakhichevan.

Điều đó cũng cho thấy rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tiếp cận lãnh thổ chính của Azerbaijan, Biển Caspian và phần còn lại của "thế giới Turkic". Đây là điều có thể làm hài lòng Ankara, người có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc chiến nói trên.

Điều đó cũng cho thấy rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tiếp cận lãnh thổ chính của Azerbaijan, Biển Caspian và phần còn lại của "thế giới Turkic". Đây là điều có thể làm hài lòng Ankara, người có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc chiến nói trên.

Giới phân tích nhận xét Nga buộc phải thừa nhận một cách cay đắng rằng 30 năm sau khi Liên Xô tan rã, họ không còn đủ sức mạnh để quyết định một cách độc lập số phận của các nước từng chịu ảnh hưởng của mình.

Giới phân tích nhận xét Nga buộc phải thừa nhận một cách cay đắng rằng 30 năm sau khi Liên Xô tan rã, họ không còn đủ sức mạnh để quyết định một cách độc lập số phận của các nước từng chịu ảnh hưởng của mình.

"Những đối thủ mới cũng đang ngày càng mạnh lên, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ ở Kavkaz hay Trung Quốc ở Trung Á, và họ tham lam chiếm lấy khoảng trống mà Nga bỏ lại", ghi nhận trong bài báo.

"Những đối thủ mới cũng đang ngày càng mạnh lên, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ ở Kavkaz hay Trung Quốc ở Trung Á, và họ tham lam chiếm lấy khoảng trống mà Nga bỏ lại", ghi nhận trong bài báo.

Trong trường hợp của khu vực Kavkaz, tình hình đối với Moskva đặc biệt nguy cấp, vì trong một thế kỷ rưỡi qua không một thế lực nước ngoài nào dám thách thức Nga từ phía đó.

Trong trường hợp của khu vực Kavkaz, tình hình đối với Moskva đặc biệt nguy cấp, vì trong một thế kỷ rưỡi qua không một thế lực nước ngoài nào dám thách thức Nga từ phía đó.

"Có một số lý do tại sao Tổng thống Putin cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Kavkaz như vậy. Ông ta cần Ankara tại các khu vực khác ngoài Kavkaz như một đồng minh chống lại phương Tây, điều mà cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều muốn tránh xa để giải quyết các xung đột khu vực", bài báo nhận định.

"Có một số lý do tại sao Tổng thống Putin cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Kavkaz như vậy. Ông ta cần Ankara tại các khu vực khác ngoài Kavkaz như một đồng minh chống lại phương Tây, điều mà cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều muốn tránh xa để giải quyết các xung đột khu vực", bài báo nhận định.

Ngoài ra còn có lập luận rằng trong khi Tổng thống Vladimir Putin chú trọng lợi dụng sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây truyền thống để làm suy yếu và gây bất ổn cho NATO, ông phải trả giá vì không thể kiểm soát được tham vọng của ông Erdogan.

Ngoài ra còn có lập luận rằng trong khi Tổng thống Vladimir Putin chú trọng lợi dụng sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh phương Tây truyền thống để làm suy yếu và gây bất ổn cho NATO, ông phải trả giá vì không thể kiểm soát được tham vọng của ông Erdogan.

Bên cạnh đó, hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay rất đa dạng, đến mức các nền kinh tế của hai bên đã trở nên liên kết chặt chẽ với nhau.

Bên cạnh đó, hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay rất đa dạng, đến mức các nền kinh tế của hai bên đã trở nên liên kết chặt chẽ với nhau.

Về mặt chính trị, chiến lược và kinh tế, Điện Kremlin đã giúp giải phóng Ankara khỏi sự bảo trợ của phương Tây, ngay cả khi phải trả giá bằng sự xuất hiện của quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ ở Kavkaz và cuối cùng là Trung Á.

Về mặt chính trị, chiến lược và kinh tế, Điện Kremlin đã giúp giải phóng Ankara khỏi sự bảo trợ của phương Tây, ngay cả khi phải trả giá bằng sự xuất hiện của quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ ở Kavkaz và cuối cùng là Trung Á.

Do đó trong khi Nga càng đẩy mạnh tấn công phe nổi dậy tại Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, thì sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Azerbaijan lại càng trở nên mạnh mẽ.

Do đó trong khi Nga càng đẩy mạnh tấn công phe nổi dậy tại Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, thì sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Azerbaijan lại càng trở nên mạnh mẽ.

Sự cân bằng quyền lực này buộc Moskva và Ankara phải đàm phán và nhất trí về việc phân chia các khu vực ảnh hưởng, như trong cuộc chiến Karabakh hiện nay, khi Liên bang Nga buộc phải đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự cân bằng quyền lực này buộc Moskva và Ankara phải đàm phán và nhất trí về việc phân chia các khu vực ảnh hưởng, như trong cuộc chiến Karabakh hiện nay, khi Liên bang Nga buộc phải đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Phương Tây đang mờ nhạt dần khi các thành viên chủ chốt là Pháp và Mỹ đã nói rất ít. Sau 6 tuần, cuộc xung đột kết thúc trong đàm phán hòa bình mà họ thậm chí còn không được mời tham gia.

Phương Tây đang mờ nhạt dần khi các thành viên chủ chốt là Pháp và Mỹ đã nói rất ít. Sau 6 tuần, cuộc xung đột kết thúc trong đàm phán hòa bình mà họ thậm chí còn không được mời tham gia.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang chứng minh rằng họ có thể tương tác ở các khu vực khác nhau trên thế giới: tại Karabakh, Libya, Syria và nhiều nơi khác mà không cần quan tâm đến phản ứng từ phương Tây.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang chứng minh rằng họ có thể tương tác ở các khu vực khác nhau trên thế giới: tại Karabakh, Libya, Syria và nhiều nơi khác mà không cần quan tâm đến phản ứng từ phương Tây.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-bao-phap-karabakh-cho-thay-vi-the-moi-cua-nga-va-tho-nhi-ky-post450583.antd