Các chuyên gia cho hay mưa sao băng Tau Herculids xuất hiện vào 2 ngày cuối tháng 5 có thể lên tới hàng nghìn vệt trong 1 giờ. Chính vì vậy, hiện tượng thiên văn kỳ thú này có thể gọi là " bão sao băng".
Đồng thời, Tau Herculids cũng là "bão sao băng" đầu tiên trong 21 năm qua. Người dân thế giới chưa có cơ hội ngắm hiện tượng này kể từ "bão sao băng" Leonid diễn ra trong năm 2001.
Tau Herculids là một trong những trận mưa sao băng trẻ nhất bắt nguồn từ sao chổi 73P/Schwassmann - Wachmann 3 tan rã vào năm 1995. Hầu hết các năm, Tau Herculids rất thưa thớt nên không được chú ý.
Mưa sao băng Tau Herculid dự kiến có thể quan sát ở phần lớn Bắc Mỹ vào khoảng 1h ngày 31/5 theo múi giờ EDT (chạng vạng ngày 30/5 ở vùng bờ biển phía Tây).
Trong khi đó, người dân ở Nam Mỹ sẽ nhìn thấy ít sao băng hơn vì điểm phát sao băng sẽ thấp ở phía bắc.
Khi hiện tượng thiên văn kỳ thú này diễn ra, mặt Trăng sẽ sáng rực và nằm trên chòm sao Hercules trên bầu trời phía Bắc.
Từ đây, các chuyên gia cảnh báo sẽ có ô nhiễm ánh sáng tự nhiên khi xuất hiện "bão sao băng".
Bill Cooke, lãnh đạo văn phòng môi trường thiên thạch của NASA tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall ở Huntsville, Alabama, cho hay nếu sao chổi sinh ra bão sao băng với các mảnh vỡ di chuyển chậm hơn 321 km/giờ thì sẽ không có gì đến Trái đất và sẽ không có thiên thạch nào từ sao chổi này.
Mời độc giả xem video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (theo LS)