Weather là cuốn sách ảnh ra mắt hồi tháng 3 của Robert J Ford. Cuốn sách mang đến những khoảnh khắc ngoạn mục nhất về thời tiết qua lăng kính nhiếp ảnh. Đó có thể là bức ảnh chụp cận hạt mưa, bông tuyết hay lớp sương mù huyền ảo, băng giá lạnh lẽo... Trong ảnh, bão sét tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, Việt Nam).
Vòi rồng ở Colorado, Mỹ. Đây là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ đám mây dông xuống tới mặt đất. Nó thường di chuyển với tốc độ khoảng 50 km/h và cuốn bay những thứ trên đường đi.
Hình dáng kỳ lạ của những đụn cát cao tới 170 m ở Namibia.
Sa mạc Tatacoa ở Colombia. Tuy nhiên, Ford nói đây là cách đặt tên sai lầm. "Tatacoa hoàn toàn không phải sa mạc mà là một khu rừng nhiệt đới bán khô hạn. Hàng triệu năm trước, đây từng là nơi sinh sống của cỏ cây, động vật. Sau khi nó khô héo như ngày nay, những hẻm núi bụi bặm và xói mòn là thứ gì còn lại", anh nói.
Hồ nước ngọt 2 triệu năm tuổi Khovsgol (Mông Cổ) đóng băng trong mùa đông giá lạnh. Nhiệt độ ngoài trời vào khoảng âm 50 độ C. "Băng dày, đủ để các xe chợ hàng nặng đi lên trên. Tuy nhiên, người ta đã cấm chở hàng trên bề mặt băng để ngăn ô nhiễm. Đã có khoảng 40 chiếc xe tải rơi xuống khi đi qua hồ này. Dù vậy, việc trượt băng vẫn diễn ra bình thường", anh chia sẻ.
Cảnh mùa đông ở thung lũng Monument (Mỹ). Đây là nơi vốn nhận được rất ít mưa trong năm do khí hậu sa mạc. Một vài ngày mùa đông hiếm hoi, tuyết rơi tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo.
Những gì còn lại khi một con tàu phá băng đi qua.
"Sương và sương mù đều hình thành vào ban đêm do nhiệt độ không khí đủ lạnh để hơi nước ngưng tụ. Khi trời sáng, chúng sẽ bay hơi do sức nóng của mặt trời. Sương dễ tan hơn sương mù và nhanh chóng biến mất chỉ với cơn gió nhẹ", Ford giải thích về tấm ảnh chụp ở Hungary.
Tượng đài Tổ quốc ở Kiev, Ukraina, chìm trong làn sương mù dày đặc.
Hình ảnh quen thuộc ở cây cầu Cổng Vàng nổi tiếng ở San Francisco, Mỹ. Nhìn từ xa, cầu Cổng Vàng như bị nuốt chửng bởi làn sương trắng xóa. Để có thể "săn" sương mù, thời điểm tốt nhất là mùa hè, khoảng tháng 6 đến tháng 8. Sương mù xuất hiện dày nhất vào sáng sớm và tan biến khi chiều gần qua đi. Sương len lỏi qua những điểm cao nhất của cầu Cổng Vàng rồi tiến dần vào vịnh San Francisco...
Theo Ford, các đám mây có hình dạng kỳ quái này thường được tạo thành nhờ đồi núi. "Dòng chảy của một lớp không khí ẩm ổn định đã bị gián đoạn khi di chuyển qua đỉnh núi và sang bên kia", anh giải thích.
Một đám mây có hình dạng như UFO. Theo Ford, những đám mây này là mây thấu kính. Chúng luôn đứng im dù gió mạnh tới đâu. Các phi công thường tránh lại gần những đám mây này.
Hoài Anh
Theo Daily Mail