Bảo tồn đa dạng sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững

Việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đang được các cấp, các ngành và người dân hửng ứng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Hệ sinh thái Tuyên Quang được xếp hạng là một trong 223 hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học nhất thế giới. Tỉnh đã xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ở các địa phương như Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên...Trong đó, hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh lâu năm có trên 31.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, với khoảng trên 2.000 loài động, thực vật, trong đó một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới như: Vọc đen má trắng, vọc mũi hếch, trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, nhiều loài lan, cây thuốc quý…

Những cánh rừng nguyên sinh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình được bảo vệ nghiêm ngặt.

Bạt ngàn những rừng nghiến hàng trăm năm tuổi.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm đặc dụng Na Hang thả cá thể chim cuốc ngực trắng về môi trường tự nhiên.

Cán bộ Kiểm lâm Na Hang thả cá thể khỉ vàng về với môi trường tự nhiên

Những cá thể loài voọc mũi hếch được phát hiện tại các khu rừng ở Na Hang, Lâm Bình.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang tuần tra, bảo vệ rừng tự nhiên khu vực Tát Kẻ,
xã Khau Tinh (Na Hang).

Phóng sự ảnh: Quốc Việt

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/phong-su/bao-ton-da-dang-sinh-hoc-vi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-132298.html