Bảo tồn thiết chế văn hóa làng xã thông qua công trình 'giếng làng'

Việc bảo tồn 'giếng làng' giữa nội thành Hà Nội được kỳ vọng sẽ mang lại cho thế hệ trẻ ngày nay có được những hình ảnh sinh động để hiểu hơn về quá khứ.

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền quận Ba Đình (Hà Nội) luôn xác định việc bảo tồn, khôi phục các công trình, thiết chế văn hóa, phát triển không gian công cộng chính là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống. Thông qua đó sẽ mang lại sự bình yên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; thu hút được sự quan tâm của du khách và nhân dân, mang lại những giá trị kinh tế to lớn.

“Giếng làng” ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai (ngõ 67 Văn Cao)

“Giếng làng” ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai (ngõ 67 Văn Cao)

Quận Ba Đình nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long, khu vực 13 làng trại xưa. Trên địa bàn quận có nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa được bảo tồn, gìn giữ, trong đó có các thiết chế văn hóa làng xã: Cổng làng, cây đa, giếng nước, ngôi đình…

Một trong số đó có “giếng làng” ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai (ngõ 67 Văn Cao) - xưa thuộc trại Thái Hóa đã được đầu tư tạo dựng lại từ chút mảng ghép còn sót lại. Bởi “giếng làng” xưa đủ cho vài chục người lấy nước, nay chỉ còn vỏn vẹn một khoảng trống chưa bị chiếm dụng để làm nhà, miệng giếng bằng cái giếng nhà.

Việc bảo tồn “giếng làng” giữa nội thành Hà Nội được kỳ vọng sẽ mang lại cho thế hệ trẻ ngày nay có được những hình ảnh sinh động để hiểu hơn về quá khứ, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, cùng gìn giữ bảo tồn thiết chế văn hóa làng xã.

T.P

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/bao-ton-thiet-che-van-hoa-lang-xa-thong-qua-cong-trinh-gieng-lang-166969.html