Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Ngăn chặn 'virus' xấu độc tấn công giới trẻ

Mạng xã hội không chỉ trở thành phương tiện phổ biến để kết nối mọi người mà còn là công cụ để các thế lực thù địch, phản động đăng tải những thông tin xấu độc.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi phương thức giao tiếp của con người. Mạng xã hội không chỉ trở thành phương tiện phổ biến để kết nối mọi người trên toàn cầu mà còn là công cụ để các thế lực thù địch, phản động đăng tải những thông tin xấu độc. Vấn đề cáp bách hiện nay là phải ngăn chặn “virus” xấu độc trên mạng xã hội tấn công giới trẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bẫy giới trẻ trên mạng xã hội

Mạng xã hội bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 2000 và phát triển với tốc độ nhanh chóng, dần trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam năm 2022 tăng 6,9% so với năm 2021. Thời gian trung bình người Việt sử dụng mạng xã hội năm 2022 là 2 giờ 28 phút mỗi ngày. Con số này lớn hơn nhiều so với trung bình các nước khác trên thế giới.

Điều đáng chú ý là lượng người dùng mạng xã hội Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi 18-34. Đây có thể coi là “độ tuổi vàng” của dân số nói chung và là độ tuổi mà truyền thông chính trị cần hướng đến. Công chúng độ tuổi này đang là lực lượng lao động chính của xã hội, là trụ cột trong các gia đình. Công chúng trẻ này cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch tấn công thông qua những cái bẫy trên mạng xã hội.

Trước đây, các thế lực thù địch thường sử dụng các cách thức tuyên truyền kích động bằng cách đưa các thông tin xuyên tạc trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí, rải truyền đơn, tờ rơi theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” kết hợp với các hình thức thức “rỉ tai”, mua chuộc, lôi kéo, xúi giục…

Khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm thay đổi phương thức giao tiếp của con người, các thế lực thù địch dã tranh thu lợi dụng công nghệ truyền thông và mạng xã hội để tác động lên tâm lý hòng lôi kéo thế hệ trẻ. Chúng đã triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tấn công vào giới trẻ. Chúng nhận thấy thanh niên là lực lượng chủ yếu sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội nên đã ra sức phát tán các bài viết, blog, hình ảnh, video clip với nội dung bịa đặt, xuyên tạc, vu khống trên mạng xã hội, nhất là các kênh Youtube, Facebook,...

Trên mạng xã hội và báo chí nước ngoài, các thế lực thù địch đăng tải nhiều tài liệu có nội dung phản động, thông tin lập lờ, suy diễn, không đúng bản chất, với dụng ý xấu, như: phủ nhận những thành quả của đất nước, dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại cũng như vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra các diễn đàn trên mạng xã hội để nhiều người trẻ truy cập và định hướng bình luận theo hướng tiêu cực, nhằm gieo rắc sự hoài nghi, chán nản, dẫn tới mất phương hướng chính trị.

Chúng còn phát tán các ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, cổ súy cho lối sống thực dụng làm tha hóa con người, khơi dậy ham muốn bản năng, chạy theo hưởng lạc, không chịu học tập, làm việc và cống hiến. Khi sự ham muốn bản năng trở thành mục đích duy nhất thì tất yếu dẫn đến sao nhãng quá trình học tập và rèn luyện; sự bồng bột, thiếu thực tế, dễ dao động, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của lối sống đua đòi, dẫn đến một bộ phận giới trẻ coi trọng lối sống vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần. Từ đó dãn đén thói vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng; giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, gian khổ, lệch lạc trong suy nghĩ và hành động...

Các thế lực thù địch “dánh đúng” vào sự hiếu kỳ, thích khám phá của giới trẻ để đưa lên các thông tin “giật gân”, bôi nhọ danh dự cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội; khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội để hướng luồng dư luận và kích động lớp trẻ tỏ thái độ bất mãn với cái mà chúng gọi là “thảm họa của đất nước”. Trước các sự kiện chính trị, xã hội lớn, như: Các ngày lễ trọng đại của đất nước, trước thềm đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội dồng nhân dân các cấp..., các thế lực thù địch đều tăng cường các hoạt động tuyên truyền, xúi giục thanh niên chống đối chính trị, hoặc tham gia các hoạt động gây rối, làm mất an ninh trật tự. Chúng kêu gọi thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đi theo cái gọi là “xã hội dân sự”, “tự do ngôn luận”,... mà thực chất là phải bội lại Tổ quốc. Một số ít thanh niên đã sa vào cái bẫy này.

Trang bị “vũ khí” để giới trẻ tự bảo vệ

Thực tế thời gian qua, các thế lực thù địch đã tăng cường móc nối, lôi kéo một số du học sinh, nghiên cứu sinh đang học tập, công tác ở nước ngoài để tuyên truyền phản động; tập hợp, bồi dưỡng một số thanh niên có xu hướng phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời kêu gọi một số tổ chức quốc té tăng học bổng, hỗ trợ kinh phí... nhằm nuôi dưỡng đội ngũ này với âm mưu làm thay đổi chế độ ở Việt Nam trong tương lai. Họ gieo rắc vào giới trẻ khái niệm “cấp tiến”, “tự do”, “dân chủ” vô tổ chức, bất chấp luật pháp, tung hô những ý kiến “phản biện” ảo tưởng, xa rời thực tiễn…

Với những thay đổi tinh vi cả về thủ đoạn và sách lược, triệt để lợi dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, các thế lực thù địch, phản động đã và đang hướng tới việc “tẩy não”, làm chuyển hóa tư tưởng, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở giới trẻ. Nếu thanh niên không được trang bị lý luận, nhận thức đúng để đủ sức “đề kháng” sẽ gây hậu quả khó lường cho xâ hội .

Để giúp cho thế hệ trẻ nhận diện được bản chất âm mưu của các thế lực thù địch, tỉnh táo, bản lĩnh, không để chúng lôi kéo, kích động, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội cần thực hiện đồng bộ giải pháp, trang bị “vũ khí” để thanh niên tự bảo vệ mình và đấu tranh phản bác các quan diểm sai trái thù địch. Trong dó, cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên. Phải coi công tác chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của toàn Dảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Đặc biệt quan tâm đến quyền lợi thanh niên, nhất là quyền được học tập, lao động, sáng tạo... Phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ. Trong đó, nhà trường phải không ngừng cải tiến nội dung và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhận diện rõ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Gia đình phải tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường để quản lý giáo dục con em mình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các cơ quan báo chí càn tăng cường các chuyên trang, chuyên mục “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”,vạch trần bản chất âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, làm cho thanh niên thấy được chống “diễn biến hòa bình” là một việc làm thường xuyên, toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Kiên trì “láy cái đẹp, dẹp cái xấu”

Theo PGS-TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, mạng xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, không chỉ trở thành phương tiện phổ biến để kết nối mọi người trên toàn cầu mà còn là công cụ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và cả một bộ phận nhân dân kém hiểu biết lợi dụng để đăng tải những thông tin giả, tin xấu độc nhằm làm xáo trộn, phức tạp hóa các vấn đề chính trị - xã hội hay xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Những thông tin giả, tin xấu độc ấy giống như loại “virus” có tốc độ lây lan rất nhanh và ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức, tư tưởng chính trị của đoàn viên, thanh niên nước ta. Trước nạn virus tin giả, thông tin xấu độc đang tràn lan, khó kiểm soát trên mạng xã hội, thanh niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Điều đó đòi hỏi cần có những biện pháp, cách thức để phòng, chống nạn tin giả, thông tin xấu độc cho thanh niên. Giải pháp quan trọng nhất là nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực nhận biết của đoàn viên thanh niên, để mỗi bạn trẻ tự nhận thức rõ vấn đề, có “sức đề kháng” với những thông tin xấu độc, xuyên tạc.

Được biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang có phong trào thanh niên “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” thông qua việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội, để tin tốt át tin xấu, chuyện đẹp dẹp các chuyhện bịa đặt do các thế lực thù địch phát tán, chia sẻ nhằm tạo dư luận và kêu gọi sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên. Phong trào này cần dược nhân rộng.

Để thực hiện được quan điểm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” trong giới trẻ, các cấp ủy, tổ chức đảng cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; nội dung linh hoạt, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý thanh niên và điều kiện thực tiễn. Tăng cường giáo dục cho thanh niên hiểu rõ, nắm chắc về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, gia tăng sức mạnh chính trị - tinh thần, làm động lực giúp thanh niên thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các cơ quan chức năng cần cung cấp thường xuyên những thông tin chính thống cho giới trẻ thông qua những cổng thông tin, trang tin điện tử. Khi có những thông tin sai lệnh, xuyên tạc, thông tin xấu độc trên mạng xã hôị̣, các cơ quan chức năng của cần có ngay những thông tin sự thật, vạch trần bản chất sai trái của thông tin giả, làm cơ sớ cho giới trẻ nhận thức đúng, đấu tranh phản bác lại những thông tin xấu độc, thông tin xuyên tạc, thông tin sai lệch.

Tổ chức đoàn các cấp cần chủ động, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho thanh niên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng của thanh niên để uốn nắn những biểu hiện tư tưởng lệch lạc; tránh để cho các thế lực thù địch, phản động có cơ hội lôi kéo, mua chuộc thanh niên. Xây dựng những đội thông tin viên phản ứng nhanh, xung kích; viết tin, bài, chia sẻ, lan tỏa rộng rãi những thông tin tốt; đấu tranh phản bác những thông tin xấu, độc trên các kênh truyền thông, mạng xã hội./.

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-ngan-chan-virus-xau-doc-tan-cong-gioi-tre-246802.html