Bảo vệ nguồn nước, thủy vực, tài nguyên nước

Kể từ khi cải cách và mở cửa cho đến nay, bắt nguồn từ tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực hiện một loạt các chính sách pháp luật để cải thiện và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Trong đó tiêu biểu nhất là Luật Kiểm soát ô nhiễm nước năm 1984, được sửa đổi thành Luật Phòng, chống ô nhiễm nước năm 2008. Bên cạnh đó, Luật Nước năm 2002 cũng có rất nhiều quy định để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

Luật Phòng, chống ô nhiễm nước

Luật Phòng, chống ô nhiễm nước đặt ra nhiệm vụ ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ và cải thiện môi trường nước, bảo đảm an toàn nước uống, kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, phòng chống kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nước và thiệt hại sinh thái.

Sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Nguồn: cgtn.com

Sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Nguồn: cgtn.com

Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, áp dụng những công nghệ tiên tiến, tăng cường tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường nước. Chính quyền địa phương thực hiện giám sát và quản lý thống nhất trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Tất cả các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường nước, phải báo cáo những thiệt hại về ô nhiễm môi trường nước.

Quốc vụ viện bảo vệ môi trường nước theo tiêu chuẩn quốc gia, điều kiện kinh tế và công nghệ quốc gia, thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về các chất gây ô nhiễm nguồn nước. Việc ngăn ngừa ô nhiễm nước ở các lưu vực sông phải được quy hoạch thống nhất. Các tỉnh, khu tự trị và các thành phố phải lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm các con sông, hồ. Quốc vụ viện, chính quyền nhân dân các cấp trong quá trình lập kế hoạch tài nguyên nước cần phải cân đối để duy trì một dòng chảy hợp lý của các con sông, hồ, mạch nước ngầm ở một mức độ hợp lý và duy trì chức năng sinh thái của nguồn nước.

Luật Nước năm 2002

Theo quy định của Luật Nước năm 2002, bộ phận quản lý nước và bộ phận bảo vệ môi trường của Quốc vụ viện, các đơn vị, các tỉnh liên quan, khu tự trị và các thành phố theo quy hoạch lưu vực sông, hồ, nước lập kế hoạch bảo tồn tài nguyên nước để phát triển kinh tế xã hội, phát triển cấp quốc gia ở các con sông lớn, hồ chứa nước, chức năng quy hoạch do Quốc vụ viện phê duyệt. Các cơ quan quản lý lưu vực sông, hồ ở các tỉnh, khu tự trị và đô thị quy hoạch nguồn nước cụ thể, đánh giá nguồn nước, chức năng, lấy ý kiến đánh giá sau đó trình Quốc vụ viện phê duyệt. Ngoài các khoản quy định về quy hoạch chức năng nước ở các sông, hồ thì cấp chính quyền địa phương bộ phận quản lý nguồn nước từ cấp huyện trở lên kết hợp với bộ phận quản lý bảo vệ môi trường cùng cấp và các ban ngành liên quan cùng kết hợp làm việc theo quy định của pháp luật.

Cơ quan hành chính cấp huyện hoặc phòng hành chính quản lý lưu vực nước của các khu có quy hoạch chức năng nước thực hiện các yêu cầu về chất lượng nước và khả năng thanh lọc tự nhiên của nước, xác định công suất tải của nước, lưu lượng nước đến bộ phận bảo vệ môi trường.

Bộ phận quản lý nước địa phương, cấp huyện và các cơ quan lý lưu vực sông theo dõi chất lượng nước, tổng lượng chất gây ô nhiễm chủ yếu, nếu nước không đáp ứng chất lượng chức năng theo yêu cầu thì phải kịp thời báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời có biện pháp xử lý.

Nhà nước thiết lập hệ thống bảo vệ nguồn nước uống. Các tỉnh, khu tự trị và thành phố được chỉ định bảo vệ nguồn nước uống phải có biện pháp ngăn chặn suy giảm ô nhiễm nguồn nước đô thị và dân cư nông thôn để bảo đảm nước uống an toàn. Cấm xả nước thải trong khu vực bảo vệ nguồn nước uống.

Sông hồ mới xây dựng, cải tạo, mở rộng cửa xả nước thải phải được các phòng ban hành chính có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý lưu vực sông đồng ý. Bộ phận bảo vệ môi trường có trách nhiệm báo cáo về tác động môi trường của các dự án xây dựng đã được phê duyệt.

Khi tham gia vào xây dựng công trình thì việc chiếm đóng nước nông nghiệp, thủy lợi, thoát nước ở cơ sở hoặc nguồn nước mặt ban đầu, ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp nước, các đơn vị thi công phải có biện pháp thích hợp khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Các khu vực có nguồn nước ngầm thì người dân địa phương và chính quyền cấp huyện phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong việc khai thác nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm ở các khu tự trị, thành phố, tỉnh phải hạn chế tránh việc khai thác quá mức; cấm khai thác ở các khu vực cấm. Việc khai thác nước ngầm tại các khu ven biển phải trình những bằng chứng khoa học và phải có những biệp pháp ngăn ngừa sụt lún đất, xâm nhập nước biển. Cấm trồng cây cao, đóng cọc là những nguyen nhân gây cản trở lũ ở các sông, hồ, hồ chứa, kênh mương, cống thoát nước. Nghiêm cấm việc xây dựng các vật chắn, nhà, kè sông hoặc các công trình làm cản dòng chảy của sông, cản trở sự kiện lũ sông. Xây dựng cầu qua sông thì các phạm vi gầm cầu, trụ cầu, lan can, lắp đặt đường ống dẫn cáp qua sông phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nước về kiểm soát lũ và các yêu cầu khác liên quan đến kỹ thuật. Các chương trình xây dựng phải phù hợp với các quy định liên quan của Luật phòng chống lụt, bão; các cơ quan hành chính có liên quan phải có trách nhiệm phê duyệt, kiểm tra. Các dự án xây dựng, cải tạo ở cơ sở nếu phá hủy hoặc gây thiệt hại cho nguồn nước thì đơn vị thi công phải chịu chi phí cải tạo và bồi thường thiệt hại.

Trong phạm vi con sông nếu việc khai thác cát gây nguy hiểm cho sự ổn định an toàn về sông, đê sông thì các cấp chính quyền sẽ chỉ định ngừng khai thác và công bố lệnh cấm khai thác gỗ ở đầu nguồn. Cấm sử dụng đất ở hai bên hồ. Những nơi đã được thu hồi phải thực hiện theo những quy định của Nhà nước về kiểm soát lũ và phải lên kế hoạch cải tạo. Cấm khai hoang sông. Việc cải tạo là cần thiết nhưng phải được thông qua những lập luận khoa học. Các tỉnh, khu tự trị, thành phố phải báo cáo và phải được chính phủ phê duyệt thì mới được tiến hành các công trình cải tạo đó. Các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ các công trình nước, bảo vệ nguồn nước không được tịch thu phá hủy đê điều, kiểm soát lũ, theo dõi thủy văn, giám sát việc thực hiện các dự án khác. Chính quyền cấp huyện phải có biện pháp bảo vệ dự án nước trong khu vực hành chính của mình, đặc biệt là sự an toàn của đê đập…

ThS. Phạm Thị Huyền

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/viet-nam-va-the-gioi/bao-ve-nguon-nuoc-thuy-vuc-tai-nguyen-nuoc-i332997/