Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm

Thời gian qua, ngành NN&PTNT đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Đồng thời, tích cực kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp, HTX chung tay xây dựng các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), mô hình liên kết theo chuỗi giá trị.

 Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát tờ rơi, tư vấn cho người dân tại chợ Pà Cò (Mai Châu). Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, Sở NN& PTNT chỉ đạo các chi cục chuyên ngành, phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình chú trọng công tác truyền thông bằng nhiều hình thức. Lồng ghép các hoạt động chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (SXKD) nông - lâm - thủy sản tuân thủ quy định của pháp luật về việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hướng dẫn cơ sở sơ chế, chế biến ghi chép sổ sách lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm và sử dụng phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định. Từ năm 2020 đến nay, ngành NN& PTNT, các chi cục chuyên ngành trong tỉnh đã tổ chức 117 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, phổ biến pháp luật cho trên 3.600 người; phổ biến quy chế và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình", "Cá sông Đà Hòa Bình", "Tôm sông Đà Hòa Bình" cho 58 hộ nuôi ong và nuôi trồng thủy sản. Treo 27 băng rôn, cấp phát 61.500 tờ rơi tuyên truyền cho các địa phương về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn… Công tác thanh, kiểm tra được ngành chủ động tăng cường, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất. Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP đối với 41 cơ sở. Trong đó có 7 cơ sở thanh tra theo kế hoạch, 8 cơ sở thanh tra đột xuất, đã xử lý vi phạm hành chính 18 cơ sở với tổng số tiền trên 123 triệu đồng. Cũng trong quá trình thanh tra đã lấy 450 mẫu nông sản thực phẩm và các sản phẩm chế biến, bao gói sẵn, qua đó phát hiện 29 mẫu vi phạm về chất lượng, ATTP. Ngoài ra, các lực lượng chức năng đã tiến hành TXNG sản phẩm tại 14 cơ sở, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 9 cơ sở, tổng tiền phạt gần 95 triệu đồng. Đồng thời, buộc tiêu hủy 16,5 kg chả cá; 33,3 kg bột ớt; 6 kg trà cà gai leo không đảm bảo ATTP và vi phạm về chất lượng; thu hồi 716 gói muối để tái chế. Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Năm qua, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành NN&PTNT đã quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên nhiều phương tiện với nhiều hình thức, nhất là qua mạng xã hội và internet. Nhờ vậy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kiến thức và thực hành ATTP cho nhiều đối tượng SXKD cũng như NTD. Người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn và đặt niềm tin vào các sản phẩm nông - lâm - thủy sản được kiểm soát ATTP, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận an toàn. Việc xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị để sản xuất, cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP cho NTD cũng được các địa phương quan tâm triển khai. Phong trào sản xuất nông nghiệp sạch, thực hành sản xuất tốt được chú trọng đẩy mạnh. Đồng thời, ngành NN&PTNT cũng có chính sách mời gọi các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức vào liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trên 2.600 ha rau quả, trên 330 lồng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP. Những nỗ lực của ngành NN&PTNT nhằm bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đã góp phần quan trọng giúp người sản xuất, người kinh doanh có trách nhiệm hơn trong vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP, NTD cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Thu Hằng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát tờ rơi, tư vấn cho người dân tại chợ Pà Cò (Mai Châu). Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, Sở NN& PTNT chỉ đạo các chi cục chuyên ngành, phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TP Hòa Bình chú trọng công tác truyền thông bằng nhiều hình thức. Lồng ghép các hoạt động chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (SXKD) nông - lâm - thủy sản tuân thủ quy định của pháp luật về việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hướng dẫn cơ sở sơ chế, chế biến ghi chép sổ sách lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm và sử dụng phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định. Từ năm 2020 đến nay, ngành NN& PTNT, các chi cục chuyên ngành trong tỉnh đã tổ chức 117 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, phổ biến pháp luật cho trên 3.600 người; phổ biến quy chế và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình", "Cá sông Đà Hòa Bình", "Tôm sông Đà Hòa Bình" cho 58 hộ nuôi ong và nuôi trồng thủy sản. Treo 27 băng rôn, cấp phát 61.500 tờ rơi tuyên truyền cho các địa phương về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn… Công tác thanh, kiểm tra được ngành chủ động tăng cường, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất. Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP đối với 41 cơ sở. Trong đó có 7 cơ sở thanh tra theo kế hoạch, 8 cơ sở thanh tra đột xuất, đã xử lý vi phạm hành chính 18 cơ sở với tổng số tiền trên 123 triệu đồng. Cũng trong quá trình thanh tra đã lấy 450 mẫu nông sản thực phẩm và các sản phẩm chế biến, bao gói sẵn, qua đó phát hiện 29 mẫu vi phạm về chất lượng, ATTP. Ngoài ra, các lực lượng chức năng đã tiến hành TXNG sản phẩm tại 14 cơ sở, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 9 cơ sở, tổng tiền phạt gần 95 triệu đồng. Đồng thời, buộc tiêu hủy 16,5 kg chả cá; 33,3 kg bột ớt; 6 kg trà cà gai leo không đảm bảo ATTP và vi phạm về chất lượng; thu hồi 716 gói muối để tái chế. Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Năm qua, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành NN&PTNT đã quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên nhiều phương tiện với nhiều hình thức, nhất là qua mạng xã hội và internet. Nhờ vậy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kiến thức và thực hành ATTP cho nhiều đối tượng SXKD cũng như NTD. Người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn và đặt niềm tin vào các sản phẩm nông - lâm - thủy sản được kiểm soát ATTP, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận an toàn. Việc xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị để sản xuất, cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP cho NTD cũng được các địa phương quan tâm triển khai. Phong trào sản xuất nông nghiệp sạch, thực hành sản xuất tốt được chú trọng đẩy mạnh. Đồng thời, ngành NN&PTNT cũng có chính sách mời gọi các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức vào liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trên 2.600 ha rau quả, trên 330 lồng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP. Những nỗ lực của ngành NN&PTNT nhằm bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đã góp phần quan trọng giúp người sản xuất, người kinh doanh có trách nhiệm hơn trong vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP, NTD cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Thu Hằng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/151593/bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-tr111ng-linh-vuc-nong-san,-thuc-pham.htm