Bất chấp những áp lực từ Mỹ, 'rồng lửa' S-400 bắt đầu được sản xuất cho Ấn Độ
Nga đã khởi động việc sản xuất lô hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 với tên của Ấn Độ, đưa thỏa thuận đạt được năm 2018 tiến một bước gần hơn tới kết quả bất chấp sự phản đối và đe dọa từ Mỹ.
“Công ty Almaz-Antey bắt đầu sản xuất hệ thống S-400 cho Ấn Độ và Nga sẽ giao những hệ thống này cho Ấn Độ theo đúng không thời gian được quy định trong hợp đồng” - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov cho biết và nói thêm rằng các trung tâm huấn luyện đã bắt đầu được thiết lập ở Ấn Độ để chuẩn bị cho việc vận hành hệ thống này.
Nói chung, mọi cam kết đều được các bên thực hiện đầy đủ, bao gồm cả việc thanh toán.
Kể từ khi Moscow và New Delhi ký hợp đồng 5,43 tỉ USD để mua 5 đơn vị S-400 vào năm 2018, Washington đã nhiều lần ngăn chặn thỏa thuận trên, họ cảnh báo Ấn Độ rằng hành động này có thể hạn chế “khả năng tương tác” với các hệ thống của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ đôi lần cũng đã ám chỉ tới các lệnh trừng phạt về kinh tế.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên tháng trước rằng nếu New Delhi tiếp tục mua hệ thống phòng thủ trên, “sẽ có nguy cơ lệnh trừng phạt được áp dụng” theo Đạo luật trừng phạt đối thủ của Mỹ (CAATSA), theo đó chống lại việc các đồng minh của Mỹ mua vũ khí của Nga, trong đó có thành viên Thổ Nhĩ Kỳ của NATO.
Bất cấp áp lực từ nước ngoài, Ấn Độ vẫn kiên quyết cho rằng họ được phép mua sắm thiết bị quân sự một cách độc lập và quyết định này không thể do Mỹ hay bất kỳ nước nào bên ngoài thực hiện.
Mỹ cũng cản trở kế hoạch mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ vì cho rằng hệ thống này “không tương thích” với các chiến đấu cơ tàng hình hay các cơ sở hạ tầng phòng thủ khác của NATO. Tuy nhiên, giống như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ không có dấu hiệu từ bỏ việc mua S-400 của Nga.
Được thiết kế để chặn tên lửa hoặc máy bay của địch, S-400 là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất mà Nga có thể xuất khẩu hiện nay.