Bật mí thú vị về mặt trăng Tethys của sao Thổ

Là mặt trăng vệ tinh nhỏ của sao Thổ, mặt trăng Tethys chứa nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

Huỳnh Dũng (Theo Space)

1. Cách phát hiện và đặt tên. Mặt trăng Tethys là mặt trăng vệ tinh quay quanh sao Thổ do nhà thiên văn học Giovanni Cassini phát hiện vào năm 1684. Theo Wikipedia, Tethys được đặt theo tên gọi thần khổng lồ Titan trong Thần thoại Hy Lạp, một vị nữ thần biển. Ngoài ra nó còn có tên gọi là Saturn III (Sao Thổ III) hoặc là S III Tethys. Nguồn ảnh: Google.

2. Thú vị về chu kỳ quỹ đạo. Tethys quanh quanh sao Thổ với quỹ đạo dài 294.672 km, với khoảng cách tiếp cận gần nhất vào khoảng 294.643 km và xa nhất khoảng 294.701 km cùng một độ lệch tâm 0.0001. Nguồn ảnh: Google.

4. Nhiệt độ bề mặt khắc nghiệt. Theo kết quả đo được, nhiệt độ bề mặt Tethys ở mức cực lạnh xuống tới -187 độ C. Nguồn ảnh: Google.

4. Có những kiểu địa chất vượt trội. Bàn về vấn đề này, không thể không nhắc tới hố thiên thạch Odysseus và thung lũng thung lũng Ithaca Chasma. Trong đó, Odysseus là hố thiên thạch lớn nhất trên bề mặt Tethys với đường kính 400 km, chiếm 2/5 toàn bộ đường kính Tethys với miệng hố tròn, thoải thấp, khá bằng phẳng và không có núi hay sườn địa chất trong hố. Ngược lại, thung lũng Ithaca Chasma dài tới 2000 km, chiếm ¾ chu kỳ xích đạo của vệ tinh Tethys. Nhiều người cho rằng, thung lũng Ithaca Chasma là kết quả của một quá trình đứt gãy nổi phồng khi một lớp nước dưới bề mặt Tethys hóa đá và phồng dẫn đến đứt gãy địa chất. Nguồn ảnh: Google.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/bat-mi-thu-vi-ve-mat-trang-tethys-cua-sao-tho-707257.html