Bất ngờ điều MiG-31bí hiểm tới Syria giữa căng thẳng với Anh, Nga khiến NATO 'chao đảo'?

Máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound của Nga đã đến Syria.Và chúng không ở đó để phòng không.

Máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound của Nga luôn chứa đựng nhiều bí ẩn. Có khả năng tăng tốc gần gấp ba lần tốc độ âm thanh và chặn máy bay ném bom ở khoảng cách xa bằng cách sử dụng radar mạnh cùng tên lửa không đối không cỡ lớn, MiG-31 hai chỗ ngồi được chế tạo để bảo vệ vùng trời rộng lớn của Liên Xô trước mối nguy từ lực lượng chiến lược của máy bay ném bom Mỹ.

Vì vậy, Foxhound không bao giờ được xuất khẩu và loại này rất hiếm khi xuất hiện ở nước ngoài.

Nhưng tất cả đã thay đổi vào ngày 25/6 khi căng thẳng giữa Nga và NATO bùng phát sau cuộc tuần tra của tàu khu trục HMS Defender ở Biển Đen. Hai chiếc MiG-31K thuộc Trung tâm bay thử nghiệm số 929 ở Akhtubinsk đã được triển khai tới căn cứ không quân Hmeimim ở Syria. Vậy là vũ khí bí hiểm này cuối cùng cũng theo chân hầu hết mọi loại máy bay chiến đấu khác do quân đội Nga vận hành đến Syria.

Hai chiếc MiG của Nga không có mặt ở Syria để phòng không. Tuy nhiên, thực tế xét cho cùng, các máy bay chiến đấu Su-35S hiện đại và cơ động hơn, sẽ phù hợp hơn cho các cuộc đối đầu với các máy bay chiến đấu của NATO trong khu vực.

Một đoạn video do quân đội Nga đăng tải cho thấy một chiếc MiG-31 cất cánh từ Hmeimim mang theo một tên lửa đạn đạo phóng từ không trung siêu thanh dưới bụng.

Các máy bay MiG chuyên dụng được huấn luyện với các bài tập tấn công giả định nhằm vào mục tiêu: một tàu sân bay NATO ngoài đời thực, chiếc HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh.

Nằm gần Cypress, trước đó vài ngày, Queen Elizabeth đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào lực lượng ISIS ở Syria và Iraq.

Các máy bay MiG, cùng với ba máy bay ném bom Tu-22M3 trang bị tên lửa hành trình chống hạm và do máy bay chiến đấu Su-35S hộ tống đã kết hợp với lực lượng tàu từ Hạm đội Biển Đen của Nga bao gồm tàu tuần dương tên lửa Moskva, hai khinh hạm và hai tàu ngầm diesel-điện loại Kilo cải tiến thực hiện cuộc tấn công.

Lý do Nga sử dụng máy bay đánh chặn phòng không trong vai trò chống hạm thực rất hiệu quả bởi máy bay này đạt được tầm bắn và tốc độ tối đa.

Giống như nhiều loại máy bay được thiết kế để ưu tiên tốc độ tối đa, MiG-31 cần đường băng dài hơn để cất cánh và để mang tên lửa Kinzhal nặng gần 5 tấn.

Điều này phù hợp với việc Nga đã kéo dài đường băng tại Hmeimim vào năm 2020 với khoảng 300 mét. Điều đó cho thấy việc triển khai Foxhound đã được lên kế hoạch từ trước, mặc dù một đường băng dài hơn cũng hỗ trợ hoạt động của máy bay ném bom Tu-22M và máy bay chở hàng hạng nặng.

Câu hỏi vẫn là liệu Nga có giữ những chiếc MiG-31 được trang bị tên lửa ở Syria trong thời gian dài hơn hay chỉ đơn giản để chúng ở đó vài tháng để thử nghiệm. Nếu Nga có kế hoạch giữ các máy bay phản lực ở Syria lâu dài, điều này có thể đánh dấu một bước quan trọng trong việc chuyển Syria thành một tiền đồn có khả năng tấn công mạnh hơn mà từ đó Moscow có thể phát huy sức mạnh quân sự. Bởi lẽ máy bay trang bị Kinzhal có thể cho phép tấn công rất nhanh vào đất liền của NATO - và các mục tiêu hàng hải trên Địa Trung Hải.

Các máy bay ném bom MiG-31 và Tu-22 được triển khai ở Syria có thể gây thiệt hại lớn khi chúng triển khai các đợt tấn công nhanh chóng, đặc biệt nếu sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này, NATO sẽ buộc phải cung cấp các phương tiện phòng thủ mạnh mẽ hơn cho Địa Trung Hải, chẳng hạn như các tàu có hệ thống chiến đấu Aegis - ngay cả trong thời bình.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bat-ngo-dieu-mig-31-syria-giua-cang-thang-nga-khien-nato-chao-dao-a519886.html