Khi nhắc đến Không quân Triều Tiên, người ta thường nghĩ ngay đến một lực lượng không quân quy mô nhỏ với trang bị là những chiếc máy bay có tuổi thọ cao như MiG-21, J-7, MiG-23 và số ít cường kích Su-25, MiG-29 có sức tác chiến hạn chế. Ảnh: Biên đội tiêm kích MiG-29 của Không quân Triều Tiên cất cánh. Nguồn ảnh: QQ.
Những chiếc tiêm kích của Triều Tiên luôn bị xem nhẹ trước đối thủ là Không quân Hàn Quốc với những chiếc F-15 hiện đại. Thậm chí, sắp tới đây Hàn Quốc sẽ đưa vào biên chế những chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 nhập khẩu từ Mỹ khiến khoảng cách giữa hai bên là càng rõ rệt hơn. Ảnh: Tiêm kích MiG-21 của Không quân Triều Tiên cất cánh. Nguồn ảnh: QQ.
Đặc biệt bất ngờ, vừa qua, trên mạng lan truyền hình ảnh về việc kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên KCTV chiếu cảnh tiêm kích J-10B đang hạ cánh trên đường giao thông trong nội đô Bình Nhưỡng trong một cuộc diễn tập, ngay phía trước ngân hành Quang Đại. J-10B là tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ vô cùng hiện đại do Trung Quốc chế tạo và hiện đang nhanh chóng trở thành tiêm kích đánh chặn hàng đầu của nước này. Ảnh: Chiếc J-10B được cho là của Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: QQ.
Ngay lập tức, thông tin đã tạo nên một làn sóng bất ngờ rất lớn vì lâu nay Mỹ và Phương Tây đang áp đặt lệnh trừng phạt mua bán vũ khí với Triều Tiên, do đó rất khó để quốc gia này có thể nhập khẩu các loại vũ khí hiện đại mới. Ảnh: Đồ họa chiến đấu cơ J-10B với phù hiệu và số hiệu Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích hạng nhẹ một động cơ J-10 chính thức được đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc từ năm 2004 và cho tới nay, đã có hơn 500 chiếc được chế tạo tham gia lực lượng Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Cận cảnh J-10B trang bị đầu đủ vũ khí. Nguồn ảnh: QQ.
J-10 có khả năng mang tải 4.500kg vũ khí bằng 6 giá treo 2 bên cánh và 5 giá treo dưới thân, có thể mang theo các loại tên lửa, bom,… tùy thuộc vào nhiệm vụ. Máy bay có tầm hoạt động 1.850km, vận tốc tối đa hơn Mach 2.3, sử dụng một động cơ phản lực AL-31FN. Ảnh: Tiêm kích J-10B của Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
J-10 hiện đang là ứng cử viên sáng giá cho vị trí tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ một động cơ tiên tiến khi khả năng tác chiến của nó không hề thua kém F-16 của Mỹ hay Jas-39 của Thụy Điển nếu không nói là có thể vượt trội trong khi giá cả lại vô cùng phải chăng cho các quốc gia vốn có ngân sách quốc phòng hạn chế. Ảnh: Tiêm kích J-10B của Không quân Trung Quốc trên đường băng. Nguồn ảnh: QQ.
Việc có được J-10B trong biên chế chắc chắn sẽ nâng cao năng lực tác chiến của Không quân Triều Tiên lên khá nhiều khi mà chủ lực của họ là những chiếc MiG-29 tuổi đời khá cao. Ảnh: MiG-29 của Không quân Triều Tiên hạ cánh. Nguồn ảnh: QQ.
Dẫu vậy, thông tin về việc Triều Tiên có biên chế tiêm kích J-10B từ Trung Quốc vẫn là quá sớm để kết luận. Có thể thấy rằng, chiếc J-10B bí ẩn không hề sơn màu sơn ngụy trang đặc trưng của những chiếc tiêm kích Không quân Triều Tiên, không có số hiệu và phù hiệu của Lực lượng này. Do đó, chưa có gì đảm bảo rằng việc Triều Tiên đã sở hữu J-10B. Ảnh: Cường kích Su-25 với màu sơn ngụy trang đặc trưng của Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, do Triều Tiên đang bị cấm vận nên Bắc Kinh cũng hoàn toàn có thể sẽ bị "vạ lây" nếu dám bán vũ khí hiện đại, đắt tiền cho quốc gia này. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích J-10B của Trung Quốc uy lực tới nhường nào?
Hùng Dũng