Bất ngờ lớn trước danh sách các quốc gia hưởng lợi từ lệnh trừng phạt chống Nga

Lệnh trừng phạt chống Nga mang lại lợi ích cho những quốc gia nào là vấn đề gây ra nhiều thắc mắc.

Các lệnh trừng phạt chống Nga do phương Tây áp đặt đang trên đường đi tới thất bại, ý kiến này được đưa ra bởi nhà khoa học chính trị người Mỹ Anders Korr trong một bài viết đăng trên tờ Epoch Times.

Các lệnh trừng phạt chống Nga do phương Tây áp đặt đang trên đường đi tới thất bại, ý kiến này được đưa ra bởi nhà khoa học chính trị người Mỹ Anders Korr trong một bài viết đăng trên tờ Epoch Times.

Mỹ và các đối tác đã áp đặt vô số biện pháp hạn chế kinh tế nhằm vào Nga, trong đó bao gồm lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao do phương Tây sản xuất.

Mỹ và các đối tác đã áp đặt vô số biện pháp hạn chế kinh tế nhằm vào Nga, trong đó bao gồm lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao do phương Tây sản xuất.

Theo đánh giá của ông Anders Korr, thực tế cho thấy rõ ràng những lệnh trừng phạt của phương Tây không hiệu quả như dự tính ban đầu, ngoài ra còn tạo lập danh sách những quốc gia được hưởng lợi đầy bất ngờ.

Theo đánh giá của ông Anders Korr, thực tế cho thấy rõ ràng những lệnh trừng phạt của phương Tây không hiệu quả như dự tính ban đầu, ngoài ra còn tạo lập danh sách những quốc gia được hưởng lợi đầy bất ngờ.

"Nhiều mặt hàng bị cấm vẫn tiếp tục đi qua biên giới Nga một cách hợp pháp", nhà phân tích của tờ báo Mỹ lưu ý. Điều tương tự cũng xảy ra với hàng xuất khẩu của Nga, khi Moskva tiếp tục cung cấp hàng hóa và nguyên liệu thô cho thị trường nước ngoài.

"Nhiều mặt hàng bị cấm vẫn tiếp tục đi qua biên giới Nga một cách hợp pháp", nhà phân tích của tờ báo Mỹ lưu ý. Điều tương tự cũng xảy ra với hàng xuất khẩu của Nga, khi Moskva tiếp tục cung cấp hàng hóa và nguyên liệu thô cho thị trường nước ngoài.

Bất chấp việc bị trừng phạt, xuất khẩu dầu mỏ vẫn là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất đối với Nga. Sự suy giảm nhu cầu từ phương Tây được bù đắp bằng việc đảo ngược dòng chảy năng lượng sang châu Á.

Bất chấp việc bị trừng phạt, xuất khẩu dầu mỏ vẫn là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất đối với Nga. Sự suy giảm nhu cầu từ phương Tây được bù đắp bằng việc đảo ngược dòng chảy năng lượng sang châu Á.

Đặc biệt, Mỹ và châu Âu không thể ngăn dòng dầu Nga chảy sang Trung Quốc - đất nước cũng đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây, thực tế này khiến Moskva và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn.

Đặc biệt, Mỹ và châu Âu không thể ngăn dòng dầu Nga chảy sang Trung Quốc - đất nước cũng đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây, thực tế này khiến Moskva và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn.

“Những biện pháp trừng phạt chống lại Nga và Trung Quốc do phương Tây áp đặt đã đẩy quan hệ thương mại của họ về phía nhau”, chuyên gia kinh tế Anders Korr nhận định.

“Những biện pháp trừng phạt chống lại Nga và Trung Quốc do phương Tây áp đặt đã đẩy quan hệ thương mại của họ về phía nhau”, chuyên gia kinh tế Anders Korr nhận định.

Ngoài ra trong bối cảnh bị trừng phạt, Nga đã cố gắng tăng thị phần trên thị trường năng lượng toàn cầu. Xuất khẩu dầu của Nga tăng từ khoảng 140 tỷ thùng trong tháng 12/2022, lên gần 160 tỷ thùng trong tháng 1/2023.

Ngoài ra trong bối cảnh bị trừng phạt, Nga đã cố gắng tăng thị phần trên thị trường năng lượng toàn cầu. Xuất khẩu dầu của Nga tăng từ khoảng 140 tỷ thùng trong tháng 12/2022, lên gần 160 tỷ thùng trong tháng 1/2023.

Như vậy thật bất ngờ, Liên bang Nga lại trở thành người hưởng lợi chính từ các lệnh trừng phạt, Moskva không chỉ kiếm được hàng chục tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu năng lượng mà còn mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường.

Như vậy thật bất ngờ, Liên bang Nga lại trở thành người hưởng lợi chính từ các lệnh trừng phạt, Moskva không chỉ kiếm được hàng chục tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu năng lượng mà còn mở rộng ảnh hưởng của mình trên thị trường.

Một bên khác được hưởng lợi từ lệnh trừng phạt là Mỹ. Tuy nhiên theo nhà báo Anders Korr thì lợi ích của Washington chỉ có triển vọng ngắn hạn.

Một bên khác được hưởng lợi từ lệnh trừng phạt là Mỹ. Tuy nhiên theo nhà báo Anders Korr thì lợi ích của Washington chỉ có triển vọng ngắn hạn.

Trong tương lai, các công ty năng lượng Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp nhiên liệu Ấn Độ và Trung Quốc - những nước đang mua một lượng lớn dầu thô của Nga rồi tinh chế và bán lại cho nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ.

Trong tương lai, các công ty năng lượng Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp nhiên liệu Ấn Độ và Trung Quốc - những nước đang mua một lượng lớn dầu thô của Nga rồi tinh chế và bán lại cho nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ.

Tuy vậy cũng cần lưu ý thêm, nhận xét của chuyên gia Anders Korr về việc Nga được hưởng lợi lớn nhất khi hứng chịu những biện pháp trừng phạt của phương Tây tồn tại một lỗ hổng rất lớn.

Tuy vậy cũng cần lưu ý thêm, nhận xét của chuyên gia Anders Korr về việc Nga được hưởng lợi lớn nhất khi hứng chịu những biện pháp trừng phạt của phương Tây tồn tại một lỗ hổng rất lớn.

Mặc dù khối lượng xuất khẩu dầu của Nga tăng cao, nhưng đi kèm với đó là giá sụt giảm mạnh. Nhằm mục đích lôi kéo Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia các biện pháp trừng phạt, Moskva đã phải chấp nhận bán với giá chiết khấu ban đầu là 30%, nhưng hiện nay đã là 40%.

Mặc dù khối lượng xuất khẩu dầu của Nga tăng cao, nhưng đi kèm với đó là giá sụt giảm mạnh. Nhằm mục đích lôi kéo Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia các biện pháp trừng phạt, Moskva đã phải chấp nhận bán với giá chiết khấu ban đầu là 30%, nhưng hiện nay đã là 40%.

Như vậy mặc dù xuất khẩu nhiều hơn, nhưng số tiền thu về ngân sách Nga vẫn bị suy giảm mạnh, hơn nữa còn gây lãng phí tài nguyên. Trong "cuộc chơi" này, chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc được hưởng lợi thực sự.

Như vậy mặc dù xuất khẩu nhiều hơn, nhưng số tiền thu về ngân sách Nga vẫn bị suy giảm mạnh, hơn nữa còn gây lãng phí tài nguyên. Trong "cuộc chơi" này, chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc được hưởng lợi thực sự.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bat-ngo-lon-truoc-danh-sach-cac-quoc-gia-huong-loi-tu-lenh-trung-phat-chong-nga-post530188.antd