Theo đó loại máy bay chiến đấu Mỹ chịu thiệt hại nặng nhất trên Chiến trường Việt Nam chính là loại F-4 Phantom II - loại tiêm kích chủ lực của mọi binh chủng Mỹ trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Với số lượng cực lớn và trọng trách là loại máy bay chiến thuật chủ lực, F-4 Phantom II chính xác là đã "rụng như sung" trong chiến tranh Việt Nam bất chấp mọi nỗ lực tăng cường chiến thuật bay, đội hình bay hoặc áp chế điện tử của Mỹ. Nguồn ảnh: Thearchive.
Không quân Mỹ là lực lượng mất nhiều tiêm kích F-4 Phantom nhất với tổng cộng 445 chiếc bị thiệt hại khi tham chiến ở Việt Nam, trong đó có 382 chiếc hư hỏng hoàn toàn trong giao tranh, số còn lại bị thiệt hại do tai nạn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chiếc F-4 Phantom cuối cùng của Mỹ được xác nhận là bị bắn hạ vào tháng 6/1973 trong khi chiếc đầu tiên thiệt hại do tai nạn hồi năm 1965. Nguồn ảnh: Thearchive.
Không quân Thủy quân Hải quân Mỹ cũng không hề kém cạnh với 138 chiếc F-4 bị thiệt hại trong toàn cuộc chiến. Do hoạt động trên tàu sân bay, có tới một nửa trong số thiệt hại này của Không quân Hải quân Mỹ được cho là có nguyên nhân từ tai nạn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cuối cùng là Không quân Thủy quân Lục chiến với 95 chiếc hư hỏng hoàn toàn, trong đó có 72 chiếc thiệt hại trong khi giao tranh, số còn lại thiệt hại do tai nạn. Tổng cộng chỉ tính riêng tiêm kích F-4, Mỹ đã mất ở Việt Nam tới... 678 chiếc, trong đó 3/4 là thiệt hại trong giao tranh, số còn lại thiệt hại do tai nạn khi vận hành. Nguồn ảnh: Thearchive.
Sau tiêm kích F-4 là loại tiêm kích - bom F-105D Thunderchief với tổng số thiệt hại trên bầu trời Việt Nam là 335 chiếc trong đó có 283 chiếc bị bắn hạ khi giao tranh, số còn lại thiệt hại do tai nạn. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chiếc F-105D đầu tiên của Mỹ bị hạ ở Chiến tranh Việt Nam vào năm 1964 khi nó bị dính đạn trên bầu trời Lào, sau đó phải bay khẩn cấp sang Thái Lan để phi công nhảy dù thoát hiểm. Chiếc cuối cùng thiệt hại vào năm 1970 cũng ở Lào, lần này phi công buộc phải nhảy dù ngay nhưng sau đó vẫn được Không quân Mỹ tìm thấy. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đứng ở vị trí kế tiếp trong bảng xếp hàng các loại máy bay "rụng" nhiều nhất ở Việt Nam là cường kích cơ Douglas A-4 Skyhawk với 282 chiếc bị hạ trong đó 195 chiếc bị thiệt hại trong giao tranh. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chiếc A-4 Skyhawk đầu tiên bị bắn hạ trên chiến trường Việt Nam từ tháng 8/1964, phi công nhảy dù thành công nhưng bị quân giải phóng bắt và áp tải ra Bắc - đây cũng chính là tù binh chiến tranh Mỹ ngồi tù lâu bậc nhất cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tiêm kích F-100 Super Sabre đứng ở vị trí tiếp theo với thiệt hại không kém khi có 243 chiếc bị hư hỏng hoàn toàn trong đó có 198 chiếc hư hại trong khi giao tranh. Nguồn ảnh: Thearchive.
Theo các tài liệu của Mỹ được giải mật, chiếc F-100 đầu tiên bị bắn hạ năm 1964 còn chiếc cuối cùng bị hạ ở chiến trường Việt Nam vào năm 1971. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ở vị trí cuối cùng với thiệt hại 191 chiếc trong đó có 150 chiếc thiệt hại khi giao tranh đó là cường kích cơ A-1 Skyraider. Đây cũng là loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt bị hạ nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Thearchive.
Chiếc A-1 Skyraider đầu tiên bị bắn hạ vào năm 1964 khi ddnag bay tập gần sân bay Biên Hòa, cả hai phi công trên máy bay đều thiệt mạng. Chiếc cuối cùng bị hạ vào năm 1972, phi công được giải cứu. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Trận chiến 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.
Tuấn Anh