Bất ngờ 'mẹ đẻ' của công nghệ Wi-Fi: Là người đẹp nhất thế giới!

Ít ai biết rằng, nữ minh tinh Hedy Lamarr - người được mệnh danh là một trong những phụ nữ đẹp nhất thế giới lại chính là nhà khoa học thiên tài.

Hedy Lamarr (tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh ngày 9/11/1914) là nữ minh tinh nổi tiếng người Mỹ gốc Áo từng được mệnh danh là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới".

Hedy Lamarr (tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh ngày 9/11/1914) là nữ minh tinh nổi tiếng người Mỹ gốc Áo từng được mệnh danh là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới".

Tuy nhiên ít ai biết rằng bà không chỉ là một người phụ nữ đẹp mà còn vô cùng tài năng trong mảng khoa học. Lamarr là một nhà phát minh tiên phong trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Tuy nhiên ít ai biết rằng bà không chỉ là một người phụ nữ đẹp mà còn vô cùng tài năng trong mảng khoa học. Lamarr là một nhà phát minh tiên phong trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Những lúc không phải đóng phim, cô thức cả đêm để mày mò, sáng chế. "Tôi không cố tìm ý tưởng. Chúng cứ tự nhiên đến", Lamarr chia sẻ. Nữ diễn viên từng thử cải thiện hệ thống đèn giao thông và chế ra viên sủi biến nước thành nước có ga.

Những lúc không phải đóng phim, cô thức cả đêm để mày mò, sáng chế. "Tôi không cố tìm ý tưởng. Chúng cứ tự nhiên đến", Lamarr chia sẻ. Nữ diễn viên từng thử cải thiện hệ thống đèn giao thông và chế ra viên sủi biến nước thành nước có ga.

Là một người gốc Do Thái, Lamarr luôn mang trong mình mong muốn giúp Lực lượng Đồng Minh đánh bại Đức quốc xã, vì vậy cô đã vận dụng toàn bộ khả năng và óc sáng tạo của mình để tạo ra những thiết bị giúp ích cho quân đội Đồng minh.

Là một người gốc Do Thái, Lamarr luôn mang trong mình mong muốn giúp Lực lượng Đồng Minh đánh bại Đức quốc xã, vì vậy cô đã vận dụng toàn bộ khả năng và óc sáng tạo của mình để tạo ra những thiết bị giúp ích cho quân đội Đồng minh.

Lamarr biết rằng ngư lôi điều khiển bằng sóng vô tuyến dù là công nghệ tân tiến nhưng rất dễ bị gây nhiễu. Cô nảy ra ý tưởng về hệ thống nhảy tần có khả năng thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi, nhờ đó tránh bị gây nhiễu và theo dõi.

Lamarr biết rằng ngư lôi điều khiển bằng sóng vô tuyến dù là công nghệ tân tiến nhưng rất dễ bị gây nhiễu. Cô nảy ra ý tưởng về hệ thống nhảy tần có khả năng thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi, nhờ đó tránh bị gây nhiễu và theo dõi.

Đáng tiếc thay, phát minh của Lamarr đã không được Hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ II, nhưng nó đã được dùng để truyền tín hiệu vô tuyến trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962).

Đáng tiếc thay, phát minh của Lamarr đã không được Hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ II, nhưng nó đã được dùng để truyền tín hiệu vô tuyến trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962).

Quan trọng hơn, phương pháp chuyển đổi tần số này đã đặt nền móng cho một loạt các công nghệ truyền thông vô tuyến mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Quan trọng hơn, phương pháp chuyển đổi tần số này đã đặt nền móng cho một loạt các công nghệ truyền thông vô tuyến mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Hiện tại, phương pháp chuyển đổi tần số được sử dụng cho công nghệ Bluetooth quen thuộc, đồng thời cũng được sử dụng trong các loại Wi-Fi thời kỳ đầu.

Hiện tại, phương pháp chuyển đổi tần số được sử dụng cho công nghệ Bluetooth quen thuộc, đồng thời cũng được sử dụng trong các loại Wi-Fi thời kỳ đầu.

Bên cạnh đó, công nghệ này cũng đã đặt nền tảng cho Hệ thống định vị toàn cầu GPS mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng trên điện thoại thông minh. Điều đó có nghĩa rằng nếu không có bộ óc sáng tạo của Lamarr, thế giới của chúng ta sẽ không được như bây giờ.

Bên cạnh đó, công nghệ này cũng đã đặt nền tảng cho Hệ thống định vị toàn cầu GPS mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng trên điện thoại thông minh. Điều đó có nghĩa rằng nếu không có bộ óc sáng tạo của Lamarr, thế giới của chúng ta sẽ không được như bây giờ.

Thêm một điều thú vị về cuộc đời của nữ minh tinh xinh đẹp, đó là cuộc đời của bà đã thay đổi hoàn toàn sau khi tham gia một bộ phim có cảnh khỏa thân vào năm 19 tuổi.

Thêm một điều thú vị về cuộc đời của nữ minh tinh xinh đẹp, đó là cuộc đời của bà đã thay đổi hoàn toàn sau khi tham gia một bộ phim có cảnh khỏa thân vào năm 19 tuổi.

Năm 1932, Lamarr tham gia bộ phim Ecstasy và lập tức tạo cơn sốt bởi nhiều cảnh nóng. Ecstasy bị cấm chiếu tại Mỹ nhưng đủ để giúp Lamarr lọt vào mắt xanh các nhà sản xuất phim ở Hollywood.

Năm 1932, Lamarr tham gia bộ phim Ecstasy và lập tức tạo cơn sốt bởi nhiều cảnh nóng. Ecstasy bị cấm chiếu tại Mỹ nhưng đủ để giúp Lamarr lọt vào mắt xanh các nhà sản xuất phim ở Hollywood.

Nổi bật nhất là ngày hãng phim MGM Studios ký hợp đồng rồi biến cái tên Hedy Lamarr thành đại minh tinh của giai đoạn 1930 - 1940.

Nổi bật nhất là ngày hãng phim MGM Studios ký hợp đồng rồi biến cái tên Hedy Lamarr thành đại minh tinh của giai đoạn 1930 - 1940.

Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/bat-ngo-me-de-cua-cong-nghe-wi-fi-la-nguoi-dep-nhat-the-gioi-1694032.html